<
Cứ 11 người trưởng thành sẽ có 1 người bị tiểu đường. Và mỗi năm có hơn 5 triệu người tử vong, tương đương cứ mỗi 6 giây có 1 người chết vì căn bệnh này. Vậy bệnh tiểu đường giai đoạn cuối sống được bao lâu? Đây chắc chắn là lỗi băn khoản của rất nhiều người lớn tuổi và bệnh nhân mắc tiểu đường. Hãy tìm hiểu đáp án trong bài viết dưới đây nhé!
Tiểu đường giai đoạn cuối là gì?
Bệnh tiểu đường giai đoạn cuối không phải là một thuật ngữ được dùng phổ biến. Ở những người mắc bệnh tiểu đường, các biến chứng tiến triển trở nặng. Chúng xảy ra sau nhiều năm bệnh nhân chung sống với bệnh tiểu đường.
Đây cũng là giai đoạn nặng nhất. Người bệnh nếu không chữa trị kịp thời thì sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng.
Triệu chứng của tiểu đường giai đoạn cuối
Để biết liệu rằng mình có mắc tiểu đường giai đoạn cuối hay không. Sau đây thuocnambavi sẽ liệt kê một vài triệu chứng, dấu hiệu tiểu đường để người bệnh có thể nhận biết dễ dàng nhất:
- Suy thận: Biểu hiện rõ ràng nhất là mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn. Nguyên nhân là do thận không còn khả năng lọc máu, khiến cho các chất độc hại bị tích tụ.
- Liệt dạ dày: Nhiều người mắc tiểu đường giai đoạn cuối có hiện tượng liệt dạ dày. Điều này khiến cho việc ăn uống khó khăn. Thậm chí còn phải đặt ống dẫn thức ăn.
- Loét bàn chân, xuất huyết võng mạc: Tiểu đường giai đoạn cuối khiến cho hệ miễn dịch cơ thể bị suy giảm nghiêm trọng. Chính vì vậy, các vết thương sẽ trở nên nặng hơn và khả năng tự chữa lành kém.
Triệu chứng giai đoạn cuối của tiểu đường tuýp 1
Ở giai đoạn này, có sự giảm sút đáng kể của các tế bào beta do tự miễn dịch. Đồng thời xuất hiện các triệu chứng rõ ràng để chẩn đoán bệnh tiểu đường tuýp 1. Trong giai đoạn này, các triệu chứng có thể bao gồm:
- Đói hoặc khát quá mức
- Tầm nhìn mờ
- Mệt mỏi nghiêm trọng
- Đi tiểu thường xuyên
- Giảm cân không rõ nguyên nhân

Triệu chứng giai đoạn cuối của tiểu đường tuýp 2
Đến giai đoạn này, các biến chứng mạch máu có thể xảy ra do lượng đường trong máu cao. Khi lượng đường trong máu vẫn ở mức cao sẽ gây tổn thương trong hệ thống mạch máu. Từ đó, nó dẫn đến các khả năng biến chứng bệnh tiểu đường như:
- Bệnh thận mãn tính
- Bệnh về động mạch vành
- Suy tim
- Bệnh lý thần kinh ngoại biên
- Albumin niệu (chứng tiểu ra albumin)
- Đột quỵ
Tiểu đường giai đoạn cuối sống được bao lâu?
Tiểu đường giai đoạn cuối sống được bao lâu? Đây câu hỏi khiến rất nhiều người mắc bệnh tiểu đường quan tâm. Tuy nhiên, tùy từng loại bệnh tiểu đường mà sự kéo dài thời gian sống sẽ khác nhau.
Đối với tiểu đường tuýp 1
Với tiểu đường tuýp 1, người bệnh có thể sống trung bình từ 63 – 65 năm. Thấp hơn khoảng 20 năm so với người bình thường.
Nhưng hiện nay, nhiều bệnh nhân đã nâng cao nhận thức trong việc chăm sóc sức khỏe. Nên đã giúp khéo dài tuổi thọ đáng kể hơn so với trước kia.
Theo nghiên cứu mới nhất về tuổi thọ của bệnh nhân tiểu đường. Nam giới mắc tiểu đường tuýp 1 chỉ còn bị giảm khoảng 11 năm, và nữ giới là 13 năm so với người bình thường.
Đối với tiểu đường tuýp 2
So với tiểu đường tuýp 1 thì tiểu đường tuýp 2 ít nguy hiểm hơn. Do trong cơ thể người bệnh có thể tổng hợp insulin, mặc dù với liều lượng ít.
Người bệnh mắc tiểu đường tuýp 2, tuổi thọ sẽ bị rút ngắn khoảng 5 – 10 tuổi so với người bình thường. Đây chỉ là một con số tương đối. Và sẽ thay đổi tùy thuộc vào việc chăm sóc và phương pháp điều trị riêng.
Nguyên nhân tuổi thọ của người bệnh tiểu đường bị rút ngắn

Các yếu tố như loại bệnh, thời gian chuẩn đoán hay những thói quen không lành mạnh của người bệnh đều có thể rút ngắn tuổi thọ.
Biến chứng tiểu đường
Nguyên nhân nhiều nhất khiến người bệnh tiểu đường bị rút ngắn tuổi thọ chính là biến chứng. Có rất nhiều loại biến chứng liên quan đến tiểu đường. Ví dụ như:
- Biến chứng về tim mạch
- Biến chứng về thận
- Biến chứng về thần kinh
- …
Các biến chứng này sẽ khiến cho tuổi thọ của người bệnh rút ngắn. Thậm chí, nếu nặng hơn có thể mất mạng.
Giữ thói quen không lành mạnh
Việc giữ những thói quen không lành mạnh như: Thức khuya, ăn không đứng chế độ, lười vận động,… đều sẽ khiến cho tuổi thọ của bệnh nhân bị rút ngắn.

Thức khuya khiến trung khu thần kinh tăng tiết catecholamine. Điều này có thể dẫn đến tăng lượng glucagon trong máu. Khiến cho việc sản xuất insulin bị ức chế, làm cho đường huyết trong máu tăng cao.
Cần làm gì để tăng tuổi thọ cho bệnh nhân tiểu đường
Sau khi đã biết được tiểu đường giai đoạn cuối sống được bao lâu. Người bệnh có thể tham khảo một số phương pháp giúp bệnh nhân tăng tuổi thọ sau đây.
Điều chỉnh chế độ ăn uống
Bệnh nhân tiểu đường giai đoạn cuối cần đặc biệt chú ý đến thực đơn ăn uống. Nên có một chế độ ăn uống lành mạnh để tăng hiệu quả điều trị.

Bệnh nhân cần tăng cường chất xơ và một số loại rau xanh. Và hạn chế các đồ ăn giàu tinh bột.
Tuyệt đối không nên sử dụng rượu bia, đồ uống có cồn. Và không nên ăn những thực phẩm có hàm lượng cholesterol cao.
Tập thể dục thường xuyên
Việc tập thể dục thường xuyên giúp bệnh nhân tiểu đường giai đoạn cuối ổn định đường huyết. Và giảm tình trạng kháng insullin trong cơ thể.
Ngoài ra việc tập thể dục thường xuyên còn giúp người bệnh giảm cân, giữ tinh thần luôn thoải mái.
Ngủ sớm và đủ giấc
Giấc ngủ giúp cho người bệnh tiểu đường nhanh chóng lấy lại năng lượng. Ngoài ra, chúng còn khiến các vết thương nhanh lành, tinh thần thoải mái.
Mỗi bệnh nhân được khuyến cáo ngủ ít nhất 7 tiếng, và từ 30 phút cho giấc ngủ trưa.
Luôn luôn chú ý đến chỉ số đường huyết
Chỉ số đường huyết ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người bệnh. Việc theo dõi thường xuyên sẽ khiến người bệnh nắm được tình hình bệnh của bản thân. Từ đó sẽ có những biện pháp điều trị phù hợp nhất.

Câu hỏi thường gặp
Chữa tiểu đường bằng gì?
Người bệnh có thể trị tiểu đường không cần dùng thuốc nếu bệnh nhẹ. Nhưng thường ở giai đoạn sau, người bệnh nên dùng thuốc tiểu đường để hỗ trợ.
Bệnh tiểu đường ăn gì?
Bệnh tiểu đường ăn gì là một vấn đề người bệnh cần phải quan tâm. Thực phẩm nên ăn bào gồm: rau xanh, trái cây, sữa non cho người tiểu đường, ngũ cốc cho người tiểu đường, đường cho người tiểu đường,…
Tiểu đường có chữa được không?
“Bệnh tiểu đường có chữa được không?” – Đây là mối lo ngại lớn nhất của các bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường. Theo các bác sĩ và chuyên gia, để bệnh tiểu đường chữa được. Nhưng để hoàn toàn khỏi thì không có khả năng.
Trên đây là thông tin cho câu hỏi “Tiểu đường có thể sống được bao lâu?“. Mong rằng những thông tin mà thuocnambavi cung cấp sẽ giúp ích cho bạn. Nếu có thắc mắc xin vui lòng để lại bình luận ở dưới bài viết.
Xin trân trọng cảm ơn!