Thoát vị đĩa đệm xương chậu là bệnh gì? Tác hại của nó ra sao? Và đâu là cách phòng ngừa cũng như chữa trị bệnh. Ngay sau đây hãy cùng thuocnambavi tìm hiểu chi tiết về căn bệnh này.
Thoát vị đĩa đệm xương chậu là gì?
Thoát vị đĩa đệm xương chậu là biến chứng của bệnh lý thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Đây là biến chứng hết sức nguy hiểm cần được điều trị sớm để tránh các ảnh hưởng nghiêm trọng.
Bệnh này hay nói cách khác là thoát vị đĩa đệm vùng L5 – S1. Vì vị trí gây ra các cơn đau nhức, khó chịu ảnh hưởng trực tiếp tới khu vực xương chậu.
L5-S1 được coi như là vị trí bản lề của cột sống. Là vùng phải chịu đồng thời sức ép của phần trên cơ thể và sự di chuyển phía dưới vì thế mà rất dễ bị tổn thương.

Một số nguyên nhân gây bệnh chính
Chắc bạn đã hiểu phần nào khái niệm thoát vị đĩa đệm xương chậu. Vậy nguyên nhân gây ra căn bệnh này là gì?
Căn bệnh thoát vị đĩa đệm xương chậu nói riêng hay thoát vị đĩa đệm nói chung xuất hiện do:
- Trong lúc lao động hay sinh hoạt gặp phải các tai nạn làm chấn thương xương, khớp. Từ đó gây ra thoát vị đĩa đệm.
- Do các thói quen không tốt trong sinh hoạt của người bệnh: ngồi không đúng tư thế, ngồi quá lâu mà không cử động các khớp,…
- Tuổi cao thì việc thoái hóa khớp căng xảy ra mạnh. Và đây cũng là một nguyên nhân gây ra bệnh thoát vị đĩa đệm ở người lớn tuổi.
- Các yếu tố bẩm sinh như dị tật cũng sẽ khiến thoát vị đĩa đệm dễ xuất hiện hơn.

Thoát vị đĩa đệm xương chậu có gây nguy hiểm không?
Đây là bệnh lý gây nguy hiểm giống như thoát vị đĩa đệm cổ và thắt lưng. Chỉ khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng và gây ảnh hưởng tới hoạt động thường ngày thì người bệnh mới phát hiện ra. Các hệ lụy thường gặp khi mắc phải bệnh:
Đau rễ thần kinh
Triệu chứng dễ phát hiện ra nhất là những cơn đau hay nhức kéo dài. Người bệnh đau hay nhức bởi vì đĩa đệm lệch ra khỏi vị trí ban đầu và chèn lên các rễ thần kinh.
Các hoạt động sẽ trở nên khó khăn nhất là khi leo cầu thang, đứng ngồi đột ngột hay nằm nghiêng.
Rối loạn bài tiết
Thoát vị đĩa đệm xương chậu làm cho các dây thần kinh khu vực thắt lưng bị tổn thương.
Từ đó dẫn đến một loạt tác hại: người bệnh mất tự chủ trong việc đại tiện, tiểu tiện; rối loạn cơ tròn.
Tê bì và mất cảm giác
Da xung quanh khu vực các dây thần kinh tổn thương sẽ mất cảm giác, thấy tê bì, khó khi cầm nắm, không phân biệt được nóng và lạnh,…
Rối loạn vận động
Khi tổn thương rễ thần kinh thì dẫn đến việc suy giảm lưu thông máu đến các cơ vận động làm cho cơ bị suy yếu.
Khi thời gian mắc bệnh quá lâu mà không áp dụng các biện pháp điều trị. Thì người bệnh không chỉ mất đi khả năng vận động. Mà còn có nguy cơ bị bại liệt.
Ảnh hưởng của bệnh thoát vị đĩa đệm xương chậu?
Thoát vị đĩa đệm xương chậu gây ảnh hưởng lớn đến việc sinh hoạt và đi lại hằng ngày. Một số ảnh hưởng xấu mà nó gây ra:
- Việc đi lại khó hơn thông thường.
- Lúc nghiêng người hay đi lại bệnh nhân sẽ bị đau.
- Khi ngồi đột ngột, đứng hay đặc biệt là leo cầu thang thì cơn đau sẽ dữ dội hơn.
- Những cơn đau lan truyền khắp các vùng mông, lưng, đùi,..
- Nếu bệnh kéo dài người bệnh sẽ bị liệt.

Các phương pháp điều trị bệnh?
Tùy vào giai đoạn phát hiện ra bệnh, tình trạng bệnh và sức khỏe người bệnh. Mà bác sĩ sẽ có có phương pháp cũng như phác đồ điều trị khác nhau.
Khi phát hiện bệnh thì người bệnh nên đến các cơ sở y tế để thăm khám. Vì thế các thông tin chúng tôi cung cấp sau đây chỉ mang tính tham khảo:
Dùng thuốc Tây y
Phương pháp này tập trung xử lý vấn đề đau nhức một cách nhanh chóng nhất có thể. Nhằm giúp người bệnh trở lại hoạt động bình thường ngay sau đó.
Những loại thuốc bác sĩ thường kê cho người bệnh:
- Thuốc kháng viêm không chứa steroid như diclofenac
- Thuốc giảm đau như aspirin, paracetamol.
- Thuốc hỗ trợ thần kinh như vitamin B12, B6, B1,nhôm.
- Thuốc giãn cơ decontractyl và myonal.
Lưu ý: Khi dùng thuốc người bệnh phải tuyệt đối tuân thủ chỉ định của bác sĩ. Không tự ý thay đổi liều lượng đã kê.
Mặc dù thuốc giúp người bệnh giảm đau nhanh. Nhưng khi không sử dụng thuốc nữa thì cơn đau lại tái phát. Dùng thuốc Tây nhiều cũng gây ra các tác dụng phụ: chức năng gan và thận bị suy giảm, loét dạ dày,…
Đông y chữa thoát vị đĩa đệm xương chậu
Quan điểm của Đông y là khi chữa bệnh cần lấy sức khỏe của người bệnh làm trung tâm và cần điều trị tận gốc.
Vì thế mà các bài thuốc Đông y rất lành tính do các thanh phần chủ yếu trong bài thuốc là các loại thảo dược. Các bài thuốc này còn giúp sức khỏe toàn diện ngày càng tốt hơn.
Lưu ý: Do dùng thảo dược nên thời gian điều trị lâu, người bệnh cần kiên trì. Hơn nữa tác dụng của thuốc lên từng người cũng không giống nhau.
Phẫu thuật trị bệnh
Khi bệnh đã trở nặng và các biện pháp bảo tồn không đem lại hiệu quả nữa thì có thể bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật. Có ba phương pháp phẫu thuật thoát vị đĩa đệm xương chậu thường dùng:
Phẫu thuật mở
Đây là phương pháp mổ truyền thống, rất phổ biến và tốn ít chi phí.
Tuy nhiên thì nó tiềm ẩn rất nhiều rủi ro: thời gian hồi phục lâu; tổn thương dây thần kinh; nhiễm trùng tại vết mổ.
Phẫu thuật nội soi
Là phương pháp loại bỏ khối thoát vị bằng cách đưa thiết bị có gắn dụng cụ nội soi vào.
Ưu điểm là thời gian hồi phụ nhanh tuy nhiên bệnh có thể bị tái phát.
Phẫu thuật bằng tia laser
Là phương pháp hiện đại nhất hiện nay, chi phí cho phẫu thuật rất cao.
Có một số ít bệnh nhân bị tái phát bệnh sau khi mổ bằng laser (khoảng 5 đến 10 %).
Câu hỏi thường gặp
Thoát vị đĩa đệm xương chậu là gì?
Đây là biến chứng của bệnh lý thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.
Thoát vị đĩa đệm xương chậu có gây nguy hiểm không?
Đây là bệnh lý gây nguy hiểm giống như thoát vị đĩa đệm cổ và thắt lưng. Chỉ khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng và gây ảnh hưởng tới hoạt động thường ngày thì người bệnh mới phát hiện ra. Các hệ lụy mà bệnh ra:
– Đau rễ thần kinh
– Rối loạn bài tiết
– Tê bì và mất cảm giác
– Rối loạn vận động
Hy vọng với những kiến thức chia sẻ trên đây của thuocnambavi sẽ giúp bạn và gia đình có cái nhìn khách quan hơn về những vấn đề liên quan đến thoát vị đĩa đệm xương chậu. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng để lại bình luận dưới bài viết.
Xin trân trọng cảm ơn!