Thoát vị đĩa đệm là gì? Nguyên nhân, biến chứng nguy hiểm của bệnh?

Hiện nay, tình trạng người bị thoát vị đĩa đệm ngày càng phổ biến. Thoát vị đĩa đệm gây cảm giác đau đớn, khó chịu. Ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh. Vậy thoát vị đĩa đệm là gì? Những lưu ý khi mắc phải bệnh lý này như thế nào. Bài viết dưới đây sẽ giúp giải đáp những thắc mắc của bạn.

bệnh thoát vị đĩa đệm
bệnh thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là bệnh gì?

Đĩa đệm là phần nhân nằm giữa các đốt sống. Thoát vị là tình trạng xê dịch, rách, nứt hoặc biến dạng.

Vậy thoát vị đĩa đệm là tình trạng phần nhân nằm giữa các đốt sống bị xê dịch, rách hoặc biến dạng nào đó. Việc xảy ra những biến dạng này khiến những dây thần kinh bị tác động gây ra cảm giác khó chịu, đau nhức, sưng tấy cho người bệnh.

Ở những bệnh nhân nặng còn xuất hiện tình trạng thoát vị đĩa đệm nhiều tầng. Khi đó thoát vị đĩa đệm đã bị biến chứng rất phức tạp và nguy hiểm. Đặc biệt có những người có khối lượng thoát vị quá lớn khiến tủy sống bị chèn ép và gây hội chứng đuôi ngựa.

Nguyên nhân gây bệnh thoát vị đĩa đệm là gì?

Như ở trên đã phân tích cho chúng ta hiểu thoát vị đĩa đệm là gì? Vậy nguyên dân do đâu mà lại xuất hiện bệnh lý này. Chúng ta cùng tìm hiểu nhé.

Tình trạng thoát vị đĩa đệm xuất hiện ngày càng phổ biến và phức tạp. Chính vì vậy, nguyên nhân dẫn đến bệnh lý này cũng được các chuyên gia nhận định là rất đa dạng. Về cơ bản bệnh lý xuất phát từ một số nguyên nhân cơ bản sau đây:

1. Vận động sai tư thế

Khi phỏng vấn một số bệnh nhân đã và đang bị thoát vị đĩa đệm, hầu hết mọi người đều không trả lời được thoát vị đĩa đệm là gì? Họ cũng khá lúng túng cho biết nguyên nhân tại sao mình mắc bệnh này.

Vận động sai tư thế khiến cột sống chịu tác động mạnh. Một số công việc liên quan đến bê vác nặng được xác định với số người bị bệnh lý này rất lớn. Khi bê vác chúng ta thường chủ quan về sức khỏe của mình.

Thường xuyên ngồi, nằm cong vẹo, lệch sang một bên cũng là tác nhân khiến nguy cơ mắc thoát vị đĩa đệm gia tăng.

Ở một số trường hợp chơi thể thao, vận động nặng bị chấn thương cột sống cũng nguyên nhân gây bệnh.

2. Thoái hóa do tự nhiên

Ở độ tuổi trung niên, xương khớp không còn linh hoạt. Các bao đĩa đệm cũng hạn chế được tái tạo do sự lão hóa của cơ thể. Đây là nguyên nhân khiến các lớp bao đĩa đệm này dễ bị rách, chấn thương gây viêm. Dẫn đến nguy cơ mắc thoái hóa cột sống.

Khi các bao đĩa đệm này bị rách, các dịch nhầy bên trong đĩa đệm này thoát ra ngoài. Khi thoát ra ngoài chèn ép các dây thần kinh. Khiến người bệnh có cảm giác đau nhức, sưng tấy và khó chịu.

Việc xác định nguyên nhân gây nên thoát vị đĩa đệm là gì rất quan trọng. Giúp bác sĩ và các chuyên gia đưa ra lời khuyên phù hợp. Đồng thời có phác đồ điều trị theo đúng nguyên căn của bệnh. Từ đó hiệu quả chữa bệnh sẽ được cải thiện rất nhiều.

3. Mắc các bệnh lý liên quan đến hệ xương khớp

Một trong những vấn đề được nhắc đến trong việc xác định nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm là bệnh lý về xương khớp. Những người mắc các bệnh lý về xương khớp, nhất là liên quan đến xương cột sống được xác định khả năng mắc thoát vị đĩa đệm rất lớn.

Những người bị các bệnh béo phì, thừa cân cũng là đối tượng được liệt kê danh sách vào nguyên nhân gây bệnh.

Việc cột sống chịu áp lực rất lớn từ khối lượng cơ thể dư thừa này khiến cột sống rất dễ bị tổn thương. Thời gian dài khiến xương, cơ và các đĩa đệm bị chèn ép nghiêm trọng. Dẫn đến việc các bao xơ, đĩa đệm này bị rách, gây ra thoát vị đĩa đệm.

4. Thói quen sinh hoạt thiếu khoa học

Chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học khiến cơ thể thiếu hụt hẳn những dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển cân bằng. Chế độ ăn thiếu dinh dưỡng khiến cơ thể phát triển không được toàn diện.

Ở một số người thường xuyên hút thuốc, sử dụng rượu bia, các chất kích thích cũng được xác định có nguy cơ cao mắc thoát vị đĩa đệm.

Thường xuyên nạp các chất này vào người khiến đĩa đệm không được cung cấp đủ lượng oxy. Thay vào đó là các chất độc hại đối với cơ thể. Điều này khiến đĩa đệm bị suy giảm chức năng và nhanh hỏng hơn.

sử dụng chất kích thích là một nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm
sử dụng chất kích thích là một nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm

5. Yếu tố di truyền

Theo một nghiên cứu, việc xác định yếu tố di truyền của căn bệnh này là có cơ sở. Những người cùng huyết thống khả năng mắc bệnh cũng như chiều hướng phát triển bệnh cũng khá rõ rệt.

6. Các nguyên nhân khác

Ở một số người khi bị tai nạn lao động hoặc tai nạn giao thông nếu có liên quan đến cột sống. Điều này cũng được các chuyên gia xác định là có yếu tố tác động gây nên bệnh thoát vị đĩa đệm. Tai nạn làm chấn thương cột sống, đặc biệt là việc làm xê dịch đĩa đệm dẫn đến suy giảm chức năng của đĩa đệm.

Ngoài các nguyên nhân nêu trên, ở một số người, thường xuyên căng thẳng, stress kéo dài cũng có khả năng mắc bệnh thoát vị đĩa đệm.

Triệu chứng của thoát vị đĩa đệm là gì?

Việc xác định được nguyên nhân giúp chúng ta phòng ngừa hiệu quả hơn đối với căn bệnh thoát vị đĩa đệm. Vậy làm sao để biết chính xác những triệu chứng của thoát vị đĩa đệm là gì. Ngay sau đây chúng ta cùng nhau tìm hiểu nhé.

  • Tại vị trí bị thoát vị đĩa đệm thường hay đau nhức, sưng tấy nghiêm trọng. Cơn đau có thể bị từ vùng thắt lưng xuống các chi.
  • Bị rối loạn cảm giác. Được xác định do dây thần kinh tọa bị chèn ép gây đau nhức. Lâu ngày làm mất cảm giác vận động.
  • Việc dây thần kinh bị chèn ép khiến chân tay thường xuyên bị tê bì. Một số trường hợp còn bị cảm giác ngứa ran chân tay.
  • Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt là một triệu chứng cũng rất dễ thấy. Các mạch máu bị chèn ép dẫn đến quá trình lưu thông máu bị ảnh hưởng.
  • Cơ bị yếu, một số trường hợp nặng còn xuất hiện teo cơ.
  • Vệ sinh có vấn đề, đặc biệt là tình trạng đi tiểu bí, tiểu buốt, són tiểu. Bị ảnh hưởng do sự chèn ép các dây thần kinh gây mất cảm giác của cơ thể.

Thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không?

Ở giai đoạn đầu, những triệu chứng của bệnh thường không được biểu hiện rõ rệt. Việc này dễ gây nhầm lẫn với các bệnh lý khác liên quan đến hệ xương khớp khác. Tuy nhiên, khi bệnh phát triển mạnh hoặc bị biến chứng thì sẽ biểu hiện rất rõ ràng.

Nếu phát hiện có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào của cơ thể thì việc đi thăm khám là điều được ưu tiên hàng đầu. Chỉ có thăm khám thì mới xác định được việc bạn bị thoát vị đĩa đệm đang ở giai đoạn nào. Từ đó bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị hợp lý cho bạn.

Biến chứng nguy hiểm của thoát vị đĩa đệm là gì?

Bất kỳ căn bệnh nào cũng vậy, dù ít dù nhiều thì vấn đề để lại hậu quả là điều khó tránh khỏi. Thoát vị đĩa đệm cũng vậy. Với những bệnh nhân nặng sẽ rất nguy hiểm nếu cứ chủ quan. Dưới đây là một số biến chứng nguy hiểm của bệnh thường thấy:

Rối loạn các cơ

Đây là biến chứng ở dạng nhẹ. Các dây thần kinh bị chèn ép và tổn thương tác động lên cơ vòng. Khiến bệnh nhân dễ bị tiểu són, tiểu dầm, tiểu thụ động.

Vận động khó khăn

Teo cơ là điều dễ thấy ở những bệnh nhân thoát vị đĩa đệm lại ít vận động. Lâu dần ảnh hưởng đến việc vận động của bệnh nhân thoát vị đĩa đệm. Việc teo các cơ khiến tay chân người bệnh nhỏ lại.

Bại liệt

Đây là biến chứng ở thể nặng. Thường gặp ở những người thuộc giai đoạn cuối. Khi nhân nhầy thoát ra ngoài chèn ép khoang cột sống, gây ra bại liệt nửa người hoặc toàn thân tùy theo mức độ.

Hội chứng đuôi ngựa

Như ở trên đã trình bày. Các dây thần kinh bị chèn ép và tổn thương, tác động lên cơ vòng. Khiến bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm khi đi đại tiện thường không chủ động. Một số trường hợp nặng bị hội chứng đuôi ngựa.

bại liệt - biến chứng thể nặng của thoát vị đĩa đệm
bại liệt – biến chứng thể nặng của thoát vị đĩa đệm

Phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm

Việc xác định được nguyên nhân là yếu tố quan trọng. Giúp bác sĩ đưa ra lộ trình điều trị cũng như phương pháp điều trị hợp lý cho mỗi bệnh nhân.

Có rất nhiều phương pháp được áp dụng để điều trị thoát vị đĩa đệm. Tùy vào mức độ bệnh, vị trí thoát vị… để lựa chọn phương pháp phù hợp. Tuy nhiên, về cơ bản có các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm sau:

1. Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng Tây y

Sau khi được thăm khám. Bệnh nhân được bác sĩ chẩn đoán bệnh một cách cẩn thận. Từ đó xác định căn nguyên gây bệnh và mức độ tiến triển của bệnh thoát vị đĩa đệm. Sau khi xác định kỹ lưỡng bác sĩ sẽ kê đơn thuốc cho bệnh nhân uống.

Đây là phương pháp được áp dụng phổ biến bởi sự tiện lợi, nhanh chóng và đạt hiệu quả rất tốt với hầu hết các bệnh nhân xương khớp nói chung, người bị thoát vị đĩa đệm nói riêng.

Tùy theo tình trạng bệnh mà bác sĩ hoặc chuyển giá sẽ kê đơn cho phù hợp. Trên cơ sở một số loại thuốc được sử dụng phổ biến dưới đây:

  • Thuốc giảm đau, kháng viêm.
  • Thuốc chống động kinh.
  • Thuốc giãn cơ.

Việc áp dụng phương pháp này thường có hiệu quả nhanh. Tuy nhiên thuốc tây thường có những tác dụng phụ không mong muốn. Vì vậy bạn cũng nên cân nhắc khi áp dụng. Việc áp dụng phải đúng theo lộ trình và phác đồ điều trị được bác sĩ chỉ định.

2. Tiêm trực tiếp vào vị trí thoát vị đĩa đệm là gì

Phương pháp này chỉ định áp dụng đối với những bệnh nhân nặng, ở giai đoạn cuối của bệnh. Tiêm trực tiếp vào vùng bị thoát vị đĩa đệm được bác sĩ có chuyên môn rất cao thực hiện.

Ở Việt Nam, phương pháp này được thực hiện tại các bệnh viện lớn và trung tâm y tế có đầy đủ các trang thiết bị cần thiết và máy móc hiện đại.

Thuốc corticosteroids được tiêm vào vùng xung quanh dây thần kinh và cột sống. Vì tác động trực tiếp vào các dây thần kinh nên mức độ nguy hiểm cũng rất cao. Chỉ được khuyến cáo với những bệnh nhân nặng.

Đây là phương pháp mới đòi hỏi kỹ thuật thực hiện rất cao của các chuyên gia đầu ngành y tế. Chỉ được thực hiện dưới chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối bạn không được phép thực hiện tại nhà hoặc nhờ ai đó thực hiện giúp.

3. Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng Đông y

Phương pháp này được áp dụng với những bệnh nhân ở giai đoạn đầu hoặc có dấu hiệu nhẹ. Tuy nhiên hiệu quả mang lại của phương pháp này lại khiến bạn phải bất ngờ. Dưới đây là một số phương pháp được áp dụng phổ biến:

Châm cứu

Việc châm cứu giúp bệnh nhân giảm đau tại vùng bị thoát vị đĩa đệm. Đồng thời giảm đau lưng tương đối hiệu quả. Phương pháp này chỉ được thực hiện bởi các chuyên gia hoặc thầy thuốc Đông y. Tuyệt đối không được tự ý thực hiện bạn nhé.

Kéo nắn xương khớp

Được áp dụng đối với những cơn đau lưng dưới. Phương pháp này mang lại hiệu quả rất tốt đối với bệnh lý ở mức độ vừa phải. Việc thực hiện dựa trên lộ trình của chuyên gia. Đặc biệt với những người thoát vị ở vùng cổ phải được lưu ý. Thực hiện sai có thể gây đột quỵ.

Kết hợp châm cứu và nắn xương khớp

Như đã trình bày ở trên. Việc áp dụng linh hoạt cả 2 phương pháp giúp bệnh nhân đạt hiệu quả khá tốt. Hạn chế khả năng trở nặng và biến chứng của bệnh.

Dù áp dụng phương pháp nào thì yếu tố quyết định là chẩn đoán đúng vị trí và mức độ của bệnh. Tuyệt đối phải được thực hiện bởi các chuyên gia. Bạn không được tự ý thực hiện tại nhà. Sẽ rất nguy hiểm nếu không được bác sĩ chỉ định.

4. Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng vật lý trị liệu

Phương pháp này trọng tâm vào việc thư giãn các cơ và hệ xương, trong đó có xương cột sống. Tại các vị trí bị thoát vị đĩa đệm được thư giãn giúp ức chế quá trình thoái hóa và trở nặng của bệnh.

Phương pháp này được áp dụng phổ biến bởi bạn có thể thực hiện tại nhà. Trên cơ sở hướng dẫn của các kỹ thuật viên và bác sĩ. Đối với việc áp dụng vật lý trị liệu thì Massage và tập Yoga sẽ được áp dụng.

yoga là phương pháp giúp cải thiện bệnh
yoga là phương pháp giúp cải thiện bệnh

Massage giúp bạn cải thiện các cơn đau ngắn hạn ở vùng lưng dưới. Kết hợp với Yoga kết hợp thiền, tập thở và vận động thể chất giúp làm giảm đau lưng và cải thiện sức khỏe xương khớp.

Phòng ngừa thoát vị đĩa đệm

Đối với bất kỳ căn bệnh nào cũng vậy, ưu tiên hơn cả vẫn là vấn đề phòng bệnh. Cột sống ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của bạn. Những chấn thương dù là nhỏ nhất tới cột sống cũng khiến sinh hoạt hàng ngày của bạn thay đổi rất lớn.

Dưới đây là một số cách phòng ngừa thoát vị đĩa đệm hiệu quả:

  • Tạo thói quen vận động đúng tư thế: Hãy thay đổi ngay từ bây giờ thói quen đi, đứng, ngồi, nằm, vận động sai tư thế của bạn. Nó giúp bạn tránh những chấn thương không đáng có.
  • Thay đổi thói quen ăn uống khoa học: Ưu tiên sử dụng nguồn tự nhiên, hữu cơ, nhiều rau xanh. Hạn chế việc sử dụng các đồ hộp bạn nhé.
  • Không hút thuốc, uống rượu bia: Việc hút thuốc và uống bia rượu thường xuyên có nguy cơ rất cao mắc thoát vị đĩa đệm.
  • Tăng cường tập luyện thể chất: Các bài tập về xương cột sống được ưu tiên hơn cả. Hạn chế việc vận động mạnh. Những chấn thương sẽ để lại biến chứng. Làm tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm.
  • Nghỉ ngơi hợp lý: Chế độ nghỉ ngơi hợp lý giúp cột sống được thư giãn, giúp phòng ngừa thoát vị đĩa đệm khá hiệu quả.

Câu hỏi thường gặp

Thoát vị đĩa đệm là bệnh gì?

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng phần nhân nằm giữa các đốt sống bị xê dịch, rách hoặc biến dạng nào đó.

Triệu chứng thường gặp của thoát vị đĩa đệm là gì?

– Tại vị trí bị thoát vị đĩa đệm thường hay đau nhức, sưng tấy nghiêm trọng.
– Bị rối loạn cảm giác.
-Thường xuyên bị tê bì.
– Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt.
– Cơ bị yếu, một số trường hợp nặng còn xuất hiện teo cơ.
– Vệ sinh có vấn đề, đặc biệt là tình trạng đi tiểu bí, tiểu buốt, són tiểu.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *