Thoát vị đĩa đệm L4 L5 là một bệnh lý xương khớp xảy ra phổ biến gây ảnh hưởng đến quá trình vận động. Theo khảo sát, có khoảng 90% thoát vị đĩa đệm xảy ra ở đoạn L4 L5.
Nếu bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng khôn lường. Người bệnh có nguy cơ bị tàn phế hoặc thậm chí là bại liệt hai chi dưới. Hãy cùng thuocnambavi tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị thoát vị đĩa đệm L4 L5 qua bài viết sau.
Cấu tạo cột sống người
Theo cấu tạo giải phẫu con người mà các chuyên gia nghiên cứu thì cơ thể người có 33 đốt sống; và được chia thành 5 nhóm chính như sau:
- Đốt sống cổ (Cervicalis): Có 7 đốt, được kí hiệu từ C1 – C7.
- Đốt sống lưng (Dozsalis): Có 12 đốt, được kí hiệu từ T1 – T12.
- Đốt sống thắt lưng (Lombalis): Có 5 đốt, được kí hiệu từ L1 – L5.
- Đốt sống hông (Sacralis): Có 5 đốt, được kí hiệu từ S1 – S5.
- 4 đốt sống cụt

Nguyên nhân dẫn đến thoát vị đĩa đệm L4 L5
Đĩa đệm L4 L5 là các đốt sống nằm ở vị trí thấp nhất trong cấu tạo cột sống người. Do đó, phải chịu áp lực cả bên trong và ngoài cơ thể đè nặng lên, dễ ảnh hưởng nhất. Từ đó có thể nói đến những nguyên nhân sau:
Tác động cơ học
Do vận động chấn thương hoặc vận động sai cách thường ngày:
- Tai nạn giao thông, tai nạn lao động
- Khuân vác đồ vật dụng nặng
- Tư thế ngồi vẹo cột sống
- Đứng quá lâu
- Những tác động đột ngột,…
Tuổi tác
Những người có độ tuổi từ sau 35 tuổi trở đi có dấu hiệu bị mắc thoát vị đĩa đệm cao nhất. Ở độ tuổi này các bộ phận cơ quan trên cơ thể suy giảm và yếu dần, tăng áp lực lên cột sống là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến làm thoát vị đĩa đệm.
Ăn uống dinh dưỡng
Khi mà cơ thể con người ăn quá nhiều chất béo, protein làm cho cơ thể thừa cân, béo phì. Lúc này, cơ thể sẽ trọng lượng quá nặng làm tăng sức nặng cho cột sống. Chính nguyên nhân ăn uống thiếu khoa học gây ra thoát vị đĩa đệm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe.
Một số nguyên nhân khác
Ngoài những nguyên nhân kể trên, có một vài nguyên nhân dẫn đến tình mắc bệnh thoát vị đĩa đệm: Do ăn uống thiếu dinh dưỡng và sử dụng các chất kích thích có hại khác.
Triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm L4 L5
- Đau cánh tay hoặc chân: Đau âm ỉ ở vùng đầu gối, bắp đùi, nách; làm cho hoạt động di chuyển làm việc trở nên khó khăn, phức tạp.
- Đau vùng thắt lưng và xương hông: Đau dữ dội, đau âm ỉ; khó khăn khi đứng dậy và nằm xuống, gây ảnh hưởng đến giấc ngủ.
- Tê hoặc ngứa ran: Ở bàn chân hay mông.
- Teo và yếu cơ: Một số bộ phận trên cơ thể vùng bắp chân, bắp tay bị teo và yếu cơ; khiến thể lực bị yếu và suy giảm.

Cách điều trị thoát vị đĩa đệm L4 L5
Sau đây là một số cách điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm L4 L5 hiệu quả:
Điều trị thoát vị đĩa đệm L4 L5 bằng nội khoa
Những nhà nghiên cứu về cơ xương khớp cho rằng, không phải vấn đề nào liên quan tới thoát vị đĩa đệm cũng can thiệp bằng phương pháp ngoại khoa. Do đó, bệnh nhân có thể được chỉ dẫn những phương pháp điều trị nội khoa nhằm kiểm soát cơn đau:
Sử dụng thuốc
Có rất nhiều loại thuốc để điều trị thoát vị đĩa đệm. Nhưng một trong số một trong số đó được dùng nhiều nhất như:
- Thuốc giảm đau
- Thuốc chống viêm
- Thuốc chống thần kinh
- Thuốc giãn cơ
Dùng thuốc Tây: Việc sử dụng các loại thuốc tây có thể giúp cơ thể duy trì giảm đau trong thời gian dài. Tuy nhiên, thuốc Tây không thể chữa trị được dứt điểm.

Các loại thuốc chỉ có tác dụng tạm thời là giảm đau trong một thời gian ngắn không có hiệu quả lâu dài. Bên cạnh đó, việc lạm dụng thuốc để giảm đau sẽ gây bệnh khác: Đau dạ dày, viêm đại tràng,…
Chườm lạnh
Phương pháp này hiệu quả trong việc làm giảm tình trạng đau do viêm ban đầu của bệnh. Các cơn đau liên quan đến thoát vị đĩa đệm sẽ giảm đáng kể khi chườm lạnh vào vị trí đau.
Chườm nóng
Chườm nóng giúp người bệnh giảm đau do co thắt cơ trong 48 tiếng đầu tiên. Người bệnh có thể chườm đá nóng, tắm nước ấm, dùng đệm sưởi.
Bên cạnh đó, có thể dùng kết hợp cả 2 phương pháp chườm nóng và chườm lạnh xen kẽ nhau. Người bệnh sẽ cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều.
Kết hợp (vật lý trị liệu và sử dụng thuốc)
Việc kết hợp 2 phương pháp trên sẽ giúp hiệu quả của điều trị bệnh sẽ nhanh chóng khỏi bệnh. Nếu như chỉ sử dụng thuốc mà không có thêm vật lý trị liệu sẽ khiến cơ thể không thể thích ứng và dễ bị mắc lại bệnh.
Trị liệu cần phải theo liệu trình và phải tuân thủ quy tắc đầy đủ, không được bỏ giữa chừng. Vì việc tác dụng của thuốc là 70%, còn lại 30% là vật lý trị liệu.
Chính vì vậy, những người mắc bệnh thoát vị đĩa đệm phải cực kì tuân thủ liệu trình; và phải có quyết tâm thì mới có thể khỏi bệnh được.
Điều trị thoát vị đĩa đệm L4 L5 bằng ngoại khoa
Khi người bệnh dùng thuốc không còn hiệu quả, thì bác sĩ sẽ chỉ định chuyển sang điều trị bằng phương pháp ngoại khoa. Dưới đây là 2 phương pháp điều trị thường gặp:
Phẫu thuật
Phẫu thuật được cho là là phương pháp điều trị nhanh chóng của bệnh nhân thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên, phẫu thuật có những bất cập sau:
- Chi phí cao
- Tỷ lệ xảy rủi ro là 50%
- Biến chứng sau khi phẫu thuật là chắc chắn. Biến chứng nặng thì có thể phát sinh ra các bệnh lý khác.
- Phẫu thuật vào các bộ phận quan trọng trên cơ thể nên có thể trực tiếp liên quan đến hoạt động của người bệnh.
- Những vết sau khi mổ có thể bị nhiễm trùng do quá trình sinh hoạtcủa người bệnh.

Vật lý trị liệu
Có rất nhiều phương pháp để vật lý trị liệu. Một trong những phương pháp mà mọi người sử dụng nhiều nhất như:
- Xoa bóp, bấm huyệt
- Dùng kim châm cứu
- Các loại máy móc để trị liệu
Ngoài ra, có thể sử dụng phương pháp điều trị ngoại khoa khác như:
- Sóng radio cao tần
- Các thiết bị đai dây công nghệ cao,…
để điều trị bệnh.
Lưu ý:
- Khi có các triệu chứng về đĩa đệm vùng cột sống thì cần hoạt động nhẹ nhàng, duy trì ở mức thấp nhất.
- Cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được khám chữa bệnh, kịp thời tránh để quá lâu sẽ bị ủ bệnh và chuyển biến nặng ảnh hưởng đến hoạt động sinh lý.
- Đặc biệt những người từ độ tuổi 60 trở đi có xu hướng cao mắc bệnh thoát vị đĩa đệm L4 L5. Cần phải chú ý về đi lại và sinh hoạt hằng ngày. Độ tuổi này, các bộ phận trên cơ thể không có khả năng tái tạo phục hồi. Sự già hóa khiến cơ thể họ bị suy giảm về tất cả các chi trong cơ thể.
Tóm lược nội dung
Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm L4 L5
– Tác động cơ học: tai nạn, khuân vác vật nặng; tư thế đứng, ngồi quá lâu,…
– Tuổi tác: Phổ biến từ 35 tuổi trở đi
– Ăn uống: thừa chất gây béo phì, ăn uống không khoa học
– Sử dụng chất kích thích: bia, rượu.
Triệu chứng thoát vị đĩa đệm L4 L5
– Đau cánh tay hoặc chân: Đau âm ỉ ở vùng đầu gối, bắp đùi, nách
– Đau vùng thắt lưng và xương hông: Đau dữ dội, đau âm ỉ; khó khăn khi đứng dậy và nằm xuống
– Tê hoặc ngứa ran: Ở bàn chân hay mông
– Teo và yếu cơ: Một số bộ phận trên cơ thể vùng bắp chân, bắp tay bị teo và yếu cơ.
Trên đây là những chia sẻ của thuocnambavi về bệnh thoát vị đĩa đệm L4 L5. Hy vọng những thông tin chúng tôi cung cấp hữu ích với bạn và những người yêu thương!
Xin trân trọng cảm ơn!