Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là một bệnh lý về xương cột sống tại vị trí đốt sống cổ. Bệnh lý này gây đau nhức và khó chịu, nặng có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.

Vậy thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là gì? Nguyên nhân do đâu và cách điều trị như thế nào? Thắc mắc của bạn sẽ được giải đáp qua bài viết sau đây.

thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là gì?

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là tình trạng các bao đĩa đệm bị yếu đi hoặc rách vỡ. Điều này khiến các dịch nhân nhầy thoát ra ngoài chèn ép tại vị trí cột sống cổ. Việc chèn ép tác động lên tủy sống và các dây thần kinh gây ra cảm giác đau đớn cho người bệnh.

Theo một khảo sát, độ tuổi thường bị bệnh lý này là trung niên và già. Ở độ tuổi này, hệ xương khớp đã dần trở nên lão hóa.

Nguyên nhân của thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Có thể liệt kê ra những nguyên nhân cơ bản khiến bạn bị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ như sau:

1. Do vấn đề tuổi tác

Độ tuổi thường bị bệnh lý này là những người thuộc độ tuổi trung niên và già. Khi đó, hệ xương khớp đã dần trở nên lão hóa. Đặc biệt là khả năng tái tạo và linh hoạt của các đĩa đệm bị hạn chế. Dẫn đến tình trạng chấn thương, thoái hóa rất phổ biến.

Ở độ tuổi lão hóa, xương khớp, đĩa đệm và hệ cơ bị lão hóa dẫn đến tình trạng thoái hóa, xơ cứng. Khi vận động nặng rất dễ dẫn đến những chấn thương không mong muốn.

2. Do thói quen sinh hoạt

Những việc làm bê vác nặng thường xuyên sẽ dẫn đến tình trạng đĩa đệm và các xương khớp dễ bị chấn thương. Hơn thế nữa việc bê vác sai tư thế cũng rất dễ dẫn đến những chấn thương.

Công việc văn phòng hoặc những người lười vận động cũng là đối tượng được liệt kê vào danh sách này. Việc ngồi sai tư thế dễ gây cong vẹo cột sống, khiến lớp đĩa đệm này bị tổn thương.

3. Mắc các bệnh lý liên quan hệ xương khớp

Việc mắc một số vấn đề về bệnh lý liên quan đến hệ xương khớp cũng đáng được quan tâm. Theo một nghiên cứu, việc mắc các bệnh về hệ xương khớp, khi xảy ra biến chứng, rất dễ ảnh hưởng đến xương cột sống, đặc biệt là thoái hóa.

Theo các chuyên gia, một người mắc thoát vị đĩa đệm rất dễ có khả năng di truyền sang đời sau. Nhất là trong trường hợp bệnh này biểu hiện khá rõ rệt ở đời trước.

4. Chấn thương

Trong quá trình lao động và làm việc, chấn thương là điều không ai mong muốn. Nhưng vì một lý do nào đó mà việc chấn thương này ảnh hưởng đến cột sống. Nếu không được sơ cấp cứu kịp thời và hiệu quả thì những di chứng để lại là nguy cơ sau này sinh ra thoái hóa.

Những chấn thương liên quan đến tai nạn giao thông chiếm cũng khá lớn. Những tai nạn về giao thông thường để lại hậu quả rất nghiêm trọng. Người điều khiển phương tiện rất dễ bị những tai nạn liên quan đến xương cột sống.

5. Chế độ dinh dưỡng

Một trong những lý do không thể thiếu đó là yếu tố dinh dưỡng. Việc ăn uống, ngủ, nghỉ tác động rất lớn đến sự phát triển cân bằng và toàn diện của mỗi cá nhân.

Thói quen ăn uống ít chất xơ, giàu đạm, dư thừa chất dẫn đến việc béo phì, thừa cân. Khi cơ thể quá tải trọng thì xương cột sống là bộ phận gánh mọi thứ. Áp lực quá lớn lên xưng cột sống khiến nó dễ bị tổn thương.

Các dấu hiệu nhận biết bệnh

Theo mức độ của bệnh nhân mà những triệu chứng nhận thấy trên mỗi người bệnh cũng khác nhau. Nhưng về cơ bản, người bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ thường có những triệu chứng sau đây:

1. Đau nhức

Đây được xem là dấu hiệu cơ bản của những bệnh lý về hệ cơ, xương khớp. Việc cơ, xương khớp bị tổn thương dẫn đến tình trạng đau nhức là điều dễ hiểu.

đau nhức xương khớp là dấu hiệu nhận biết rõ nhất
đau nhức xương khớp là dấu hiệu nhận biết rõ nhất

Tuy nhiên, đối với người bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ thì việc đau tại vị trí các đốt xương sống là điều rõ rệt nhất. Cơn đau sẽ xuất phát tại một hoặc hai đốt sống cổ. Sau đó lan nhanh ra bả vai, cánh tay, sau đầu và hốc mắt.

2. Tê bì chân tay

Các dấu hiệu tê ngứa tại vị trí thoát vị, sau đó lan dần xuống cổ và tay chân là dấu hiệu dễ thấy của người bị thoát vị đĩa đệm. Trong trường hợp người bị chèn ép các dây thần kinh thì người bệnh sẽ có thêm cảm giác tê ngứa ở vùng cánh tay, các ngón và bàn tay.

Hiện tượng mất cảm giác giả của tay chân cũng hay xảy ra. Cảm giác tay chân thường bị mất tạm thời do sự chèn ép các dây thần kinh, làm hệ cơ bị ảnh hưởng.

3. Yếu cơ

Người bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ thường sẽ ít vận động, dẫn đến tình trạng các cơ này bị yếu. Một số trường hợp nặng có thể bị teo. Những trường hợp nặng có thể khiến cơ thể đi lại không vững, luôn có cảm giác bị mất lực.

Bên cạnh đó, những người bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ cũng có thể gặp phải một số triệu chứng như: Đau lồng ngực, bị táo bón, khó tiểu, khó thở, hô hấp kém.

Phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Việc điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ được dựa trên cơ sở khám lâm sàng và xem xét cẩn thận tình trạng bệnh nhân. Kết quả khám lâm sàng là yếu tố quan trọng giúp bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân.

Hiện nay, có nhiều phương pháp được áp dụng để chữa trị. Tuy nhiên phổ biến và được áp dụng nhiều thì có 3 phương pháp sau: Đông y; Tây y và vật lý trị liệu.

1. Chữa bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ bằng Tây y

Trên cơ sở khám sàng lọc, bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với tình trạng bệnh của người bệnh sao cho phù hợp.

Việc kết hợp uống thuốc và nẹp cổ, kéo cổ để giảm đau được bác sĩ áp dụng. Nhằm mục đích vừa chữa bệnh vừa thư giãn các cơ cho bệnh nhân.

nẹp cổ giúp giảm đau cho người bệnh
nẹp cổ giúp giảm đau cho người bệnh

Ở một số trường hợp nặng, việc áp dụng thuốc uống là giải pháp sau khi tiến hành phẫu thuật. Đây được xem là giải pháp cuối cùng với những bệnh nhân thoát vị đĩa đệm. Phương pháp này phải được thực hiện bởi các chuyên gia đầu ngành về xương cột sống.

2. Áp dụng Đông y chữa bệnh

Phương pháp chỉ nên được áp dụng đối với những người bị ở giai đoạn đầu hoặc thể nhẹ. Việc áp dụng Đông y chủ yếu qua 2 hình thức là châm cứu và uống thuốc Đông y.

Việc áp dụng phương pháp Đông y chữa bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ cũng được áp dụng dựa trên nguyên tắc khám sàng lọc lâm sàng trước. Sau đó thực hiện châm cứu vào các vị trí huyệt đạo cần thiết cho điều trị.

3. Chữa bệnh bằng vật lý trị liệu

Phương pháp này chủ yếu cũng được áp dụng đối với những bệnh nhân bị thể nhẹ. Việc áp dụng phương pháp này chủ yếu để làm thư giãn những phần xương bị thoái hóa. Làm giảm những áp lực và căng thẳng của bệnh nhân.

Biện pháp vật lý trị liệu thường hay được áp dụng là nẹp cổ, kéo cổ thư giãn. Kết hợp với việc uống thuốc và thư giãn tinh thần. Người bệnh sẽ đạt được hiệu quả chữa bệnh rất tốt.

Những biến chứng nguy hiểm của thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Tình trạng bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ dẫn đến các biến chứng thường gặp ở các bệnh nhân chủ quan với bệnh. Một số ít thì do điều kiện gia đình khiến họ không được điều trị một cách bài bản.

Dưới đây là những biến chứng nguy hiểm bạn cần phải biết:

  • Ảnh hưởng trực tiếp đến vận động: Nhất là thực hiện những động tác xoay cổ, xoay đầu rất khó khăn, thiếu sự linh hoạt.
  • Tình trạng thiếu máu não kéo dài có thể dẫn đến thiểu năng tuần hoàn não. Do sự chèn ép động mạch cột sống gây ra.
  • Bại liệt hoặc đột quỵ: Động mạch cột sống bị chèn ép khiến tuần hoàn máu lên não bị hạn chế. Rất dễ xảy ra biến chứng đột quỵ nếu không được điều trị kịp thời.
  • Rối loạn cảm giác do hội chứng bị chèn ép tủy sống gây rối loạn vận động.

Phòng ngừa thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Yếu tố quyết định đến khả năng hồi phục của bệnh là điều trị. Còn vấn đề ưu tiên hàng đầu là phòng ngừa bệnh. Phòng ngừa giúp bạn bảo vệ chính bạn và người thân tránh những nguy cơ gây bệnh thoát vị đĩa đệm.

Dưới đây là một số biện pháp được áp dụng nhằm phòng tránh bệnh:

Tích cực rèn luyện thể chất

Tập thể dục và áp dụng các bài tập chữa thoát vị đĩa đệm: Đây được xem là yếu tố quan trọng, giúp bạn có một sự dẻo dai, linh hoạt nhất định để phòng ngừa các bệnh lý khác.

Thay đổi thói quen ăn uống khoa học

Dinh dưỡng là yếu tố quyết định sự phát triển toàn diện của cơ thể. Việc áp dụng chế độ ăn khoa học giúp bạn phòng ngừa thoát vị đĩa đệm và rất nhiều bệnh lý khác.

Tham khảo bài viết Gạo Lứt Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm Có Thật Không?

Thăm khám định kỳ

Nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì có thể phục hồi được đến 90% tình trạng sức khỏe của bản thân nếu tích cực và khoa học.

rèn luyện thể chất đi kèm ăn uống điều độ giúp cải thiện bệnh
rèn luyện thể chất đi kèm ăn uống điều độ giúp cải thiện bệnh

Câu hỏi thường gặp

Các dấu hiệu nhận biết bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là gì là gì?

Dấu hiệu thường gặp là đau nhức, tê bì chân tay và yếu cơ.

Biễn chứng nguy hiểm của bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ?

– Ảnh hưởng trực tiếp đến vận động.
– Tình trạng thiếu máu não kéo dài.
– Bại liệt hoặc đột quỵ.
– Rối loạn cảm giác.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *