<
Người bị bệnh tiểu đường rất khó chọn thực phẩm, đồ uống. Vì cần phải lưu ý đến chế độ ăn kiêng. Hôm nay thuocnambavi sẽ cho bạn biết: Người bị tiểu đường uống được nước dừa được không? Uống gì thì tốt?
Người bị bệnh tiểu đường uống nước dừa được không?
Nước dừa là một món thức uống giàu dinh dưỡng và giàu khoáng chất, được rất nhiều người yêu thích.
Nhưng liệu rằng: “Người bị bệnh tiểu đường có uống được không?” Câu trả lời là có.
Nhưng việc người bệnh có sử dụng được hay không còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của người bệnh.
Nếu người bệnh bị tiểu đường tuýp 1 (khởi phát ở tuổi vị thành niên), tốt nhất họ không nên uống nước dừa do hàm lượng Kali dư thừa. Vì trong nước dừa có chứa một lượng đáng kể Kali. Nó có thể dẫn đến tăng Kali máu ở những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 1.
Đối với những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 (khởi phát ở tuổi trưởng thành), nước dừa dù không trị tiểu đường nhưng lại là một lựa chọn tốt có thể giúp điều chỉnh lượng đường trong máu và cải thiện sức khỏe tổng thể.
Công dụng của nước dừa
Nước dừa không chỉ là một đồ uống thơm ngon được nhiều người yêu tính, mà nó mang đến nhiều công dụng như sau:
- Giúp hạ đường huyết trong máu: Nhờ chứa hàm lượng cao Kali, mangan, magie, vitamin C, L – arginine trong nước dừa giúp kiểm soát được lượng đường trong máu. Những chất này có khả năng cải thiện độ nhạy cảm của tế bào với insulin.
- Giảm stress: Theo một số nghiên cứu cho rằng, nước dừa cải thiện đáng kể tình trạng stress oxy. Và ngăn ngừa các biến chứng do bệnh tiểu đường gây ra, từ đó hạn chế các biến chứng nguy hiểm trên hệ thần kinh, thận,…
- Giảm Cholesterol: Việc uống nước dừa thường xuyên có tác dụng giảm cholesterol, gan nhiễm mỡ và chất béo trung tính có trong máu. Ngoài ra, nước dừa còn giúp kiểm soát huyết áp, ngăn ngừa hình thành cục máu đông.
Lợi ích của nước dừa đối với bệnh nhân bị tiểu đường
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc uống nước dừa có thể làm giảm lượng đường trong máu. Và cải thiện các dấu hiệu sức khỏe khác ở người mắc bệnh tiểu đường.
Tuy nhiên, một số lợi ích bổ sung về đường huyết khác của nước dừa là nó cung cấp nguồn magie tốt. Và có thể làm tăng độ nhạy insulin và hạ đường huyết ở những người mắc bệnh tiền tiểu đường và bệnh tiểu đường loại 2.

Nhưng nếu người bệnh đang có tiền sử bệnh tiểu đường hay đang sống chung với nó, thì người bệnh hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng trước khi thêm nước dừa vào chế độ ăn uống của mình.
Bệnh nhân tiểu đường khi uống nước dừa cần lưu ý gì không?
Không phủ nhận việc nước dừa mang đến lợi ích cho bệnh nhân tiểu đường. Nhưng người bệnh vẫn cần lưu ý rằng trong nước dừa ít nhiều vẫn chứa đường. Theo các chuyên gia khuyến cáo rằng người có lượng đường huyết cao không nên uống loại nước này.
Nói như vậy không có nghĩa là người bệnh không thể uống. Mà vẫn có thể uống nhưng cần hạn chế, không uống quá nhiều.
Người bị bệnh tiểu đường cần ghi nhớ những điều sau khi uống nước dừa:
- Không được pha thêm đường vào. Người bệnh nên sử dụng nước dừa nguyên chất. Không nên sử dụng các sản phẩm đã chế biến từ dừa vì trong sản phẩm có chất tạo ngọt.
- Trong cùi dừa có chứa nhiều chất béo bão hòa vì vậy người bệnh không nên ăn. Nếu người bệnh sử dụng nó sẽ làm tăng nguy cơ biến chứng cho người bị đái tháo đường.
- Để tăng cường miễn dịch, cải thiện tình trạng sức khỏe tĩnh mạch thời điểm bạn nên uống nước dừa vào buổi chiều.
- Không nên uống nước dừa khi bệnh nhân bị tiểu đường thai kỳ, có bệnh thấp khớp, thận mãn tính.
- Khi sử dụng dừa người nên chọn trái dừa già hơn là dừa non. Vì dừa già tốt cho bệnh nhân tiểu đường hơn dừa non.
- Mỗi ngày người bệnh chỉ nên uống 250ml nước dừa và chia thành 2-3 lần để uống.
Người bệnh tiểu đường uống gì thì tốt?
Người bị mắc bệnh tiểu đường sẽ phải cẩn thận hơn trong chế độ ăn uống của mình. Để tránh việc nạp những loại chất có thể gây ảnh hưởng đến lượng đường huyết của bạn là vô cùng quan trọng.
Các chuyên gia khuyến cáo rằng người bệnh nên sử dụng những sản phẩm không chứa calo hoặc chứa ít calo. Đây chính là lý do có thể ngăn chặn sự tăng đột biến của lượng đường trong máu.
Khi bạn chọn đồ uống phù hợp nó có thể giúp:
- Tránh được tác dụng phụ khó chịu như tăng đột biến lượng đường trong máu.
- Các triệu chứng bệnh của người bệnh sẽ được quản lý một cách nghiêm ngặt.
- Ngoài ra duy trì cân nặng hợp lý.
Nên ngoài uống nước dừa, người bệnh tiểu đường còn uống được loại đồ uống nào dưới đây không?
#1. Nước lọc

Nước lọc là loại đồ uống quen thuộc – lựa chọn tốt nhất cho các bệnh nhân bị bệnh tiểu đường. Bởi vì nó sẽ không làm tăng lượng đường huyết của người bệnh.
Lượng đường trong máu cao sẽ gây ra tình trạng mất nước. Uống nước có thể giúp cơ thể loại bỏ lượng glucose dư thừa qua đường bài tiết.
Các chuyên gia khuyến cáo nam giới uống khoảng 3,08 lít (tương đương 13 cốc) trong ngày và nữ giới uống khoảng 2,13 lít (tương đương khoảng 9 cốc).
Nếu có nước lọc sẽ không hấp dẫn người bệnh, thì hãy tạo sự đa dạng bằng cách:
- Có thể thêm lát chanh hoặc cam.
- Các loại thảo mộc có hương vị cũng có thể thêm vào như bạc hà, húng quế hoặc tía tô đất.
- Có thể bỏ thêm quả mâm xôi tươi hoặc đông lạnh đã nghiền nhỏ và đồ uống của bạn.
#2. Nước Seltzer
Là loại nước uống tuyệt vời không có ga, không đường. Nó thay thế cho các loại loại đồ uống có ga khác, ví dụ như soda.
Cũng giống với nước uống thông thường, nước seltzer không chứa calo, không chứa carbs, không chứa đường. Nó giúp giữ nước và hỗ trợ việc cân bằng lượng đường huyết trong máu.
Nước có nhiều loại và hương vị khác nhau để người bệnh có thể lựa chọn. Hoặc bạn có thể thử thêm một số loại thảo mộc hay trái cây tươi để tạo cho thức uống của người bệnh một sự ngon miệng.
#3. Nước trà xanh và trà thảo mộc
Các loại nước trà xanh hay trà thảo mộc đều là các sản phẩm tự nhiên tốt cho sức khỏe. Nhưng nó không phải là sản phẩm có thể thay thế thuốc để chữa bệnh mà chỉ giúp hỗ cải thiện bệnh đái tháo đường.
Nước trà xanh
Các nghiên cứu đã chỉ ra trà xanh có ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe của bệnh nhân tiểu đường. Đặc biệt là bệnh nhân sẽ giảm được nguy cơ mắc tiểu đường loại 2.
Người bệnh có thể sử dụng bất kỳ loại trà nào như trà xanh, trà đen, trà trắng hay trà ô long. Nhưng hãy tránh những loại trà có cho thêm đường.
Để tạo ra hương vị, người bệnh có thể thêm đá và vài lát chanh.
Trà thảo mộc

Trà hoa cúc, dâm bụt, gừng và trà bạc hà là các loại trà thảo mộc. Đây là lựa chọn tuyệt vời cho người bệnh tiểu đường.
Những loại trà thảo mộc này không chứa calo, không chứa đường và không chứa carbs. Nó lại còn giàu các hợp chất chống oxy hóa chống lại bệnh tật.
Những đồ uống mà bệnh nhân tiểu đường không nên sử dụng
Ngoài việc tắc mắc “Người bị tiểu đường có uống được nước dừa không?” Người bệnh còn thắc mắc xem mình nên kiêng loại đồ uống nào?
Người bệnh nên tránh đồ uống có đường bất cứ khi nào có thể. Chúng không tốt cho sức khỏe của bạn mà thậm chí còn làm lượng đường huyết trong máu tăng lên cao hơn.
Các đồ uống mà bệnh nhân tiểu đường cần tránh sử dụng:
#1. Những loại soda thông thường
Soda là loại đồ uống đứng vị trí hàng đầu trong danh sách mà người bệnh tiểu đường nên tránh. Theo nghiên cứu, trung bình mỗi một lon có chứa 40 gram đường và 150 calo.
Đồ uống có đường này cũng góp phần dẫn đến việc tăng cân và sâu răng. Vì vậy tốt nhất người bệnh không nên sử dụng nhiều.
#2. Nước tăng lực
Nước tăng lực là loại đồ uống chứa rất nhiều caffeine và carbohydrate. Một số nghiên cứu cho thấy rằng, nước tăng lực có thể làm tăng lượng đường trong máu.
Khi lượng caffeine quá nhiều sẽ gây ra tình trạng sau:
- Gây cảm giác lo lắng.
- Làm huyết áp của bạn tăng lên
- Dễ dẫn đến tình trạng mất ngủ
Tất cả những điều trên có thể ảnh hưởng sức khỏe tổng thể của người bệnh không phải chỉ riêng bệnh tiểu đường.
#3. Đồ uống chứa cồn
Người bệnh tiểu đường cần lưu ý thật kỹ khi muốn sử dụng các đồ uống có cồn như rượu, bia,…

- Uống rượu, bia có thể làm tình trạng của bệnh nhân trở nên trầm trọng. Khiến cho tình trạng cao huyết áp hoặc tổn thương dây thần kinh do bệnh tiểu đường tăng cao.
- Người bệnh tiểu đường nên kiểm tra và tham khảo ý kiến của chuyên gia chăm sóc sức khỏe để xác định xem đồ uống có cồn có an toàn cho bạn uống hay không.
- Một số loại rượu có thể làm giảm lượng đường trong máu trong vài giờ sau khi uống sử dụng. Điều này đặc biệt quan trọng đối với người dùng insulin hoặc các loại thuốc khác có thể gây hạ đường huyết hoặc lượng đường trong máu thấp.
- Bên cạnh đó có một số loại rượu chưng cất thường được trộn với nước ngọt hoặc nước trái cây chứa đường có thể làm tăng lượng đường trong máu.
Câu hỏi thường gặp
Người bệnh tiểu đường uống được mật ong không?
Đáp án cho câu hỏi “Tiểu đường có uống được mật ong không?” là có.
Mặc dù người bị tiểu đường có thể uống mật ong nhưng vẫn cần kiểm soát liều lượng hợp lý. Nguyên nhân do mật ong có thể làm tăng lượng đường trong máu của người bệnh.
Người mắc bệnh tiểu đường nên ăn gì?
Người bệnh tiểu đường nên ăn thực phẩm dưới đây:
Trái cây, rau xanh, các loại củ quả như: khoai lang,…
Ngũ cốc hạt cho người tiểu đường
Cá và các loại hải sản
Các loại trái cây có múi
Đường cho người tiểu đường
Mong rằng những giải đáp cho câu hỏi “Người bị tiểu đường uống nước dừa được không? Uống gì thì tốt?” của thuocnambavi sẽ giúp ích cho bạn. Nếu có thắc mắc xin vui lòng để lại bình luận phía dưới bài viết.
Xin trân trọng cảm ơn!