Cây ổi là một loại cây được trồng phổ biến ở nước ta. Trái ổi là loại trái cây được nhiều người ưa thích bởi nó giàu chất chống oxy hóa và rất tốt cho sức khỏe. Trong trái ổi có chứa hàm lượng cao vitamin C. Tuy nhiên, nhiều người mắc bệnh tiểu đường lo ngại về chỉ số đường huyết trong loại quả này. Vậy, người bệnh tiểu đường ăn ổi được không? Hãy cùng thuocnambavi tìm hiểu bài qua bài viết dưới đây.
Giá trị dinh dưỡng từ trái ổi mang lại
Theo nghiên cứu, trong trái ổi chứa nhiều vitamin A, kali, đồng, mangan, folate, dồi dào vitamin C và chất xơ. Hàm lượng các chất dinh dưỡng trung bình trong 100 gam quả ổi là 1 gam protein, 15 mg calci, 1 mg sắt, 0,06 mg retinol (vitamin A), 0,05 mg thiamin (vitamin B1) và 200 mg axit ascorbic (vitamin C).
Hàm lượng vitamin C có trong trái ổi cao hơn so với trong trái cam. Vitamin C có vai trò quan trọng trong việc tăng cường hệ thống miễn dịch và nâng cao sức đề kháng.
Ổi là loại trái cây vô cùng phù hợp cho thực đơn giảm cân. Trong mỗi trái ổi cung cấp 12% lượng chất xơ cần thiết cho 1 ngày và chỉ chứa khoảng 37 calo. Do đó, ăn ổi giúp tiêu thụ lượng chất xơ, tạo cảm giác no lâu mà không hấp thu quá nhiều năng lượng vào cơ thể.

Người bệnh tiểu đường ăn ổi được không?
Câu hỏi người bị tiểu đường đặt ra thường là “ăn ổi có tốt cho người bị tiểu đường không?”. Câu trả lời được các bác sĩ tư vấn là có.
Theo nghiên cứu, trong 100g ổi có chứa 6g chất xơ. Nguồn chất xơ dồi dào trong ổi có vai trò làm giảm lượng đường trong máu sau khi ăn và giúp cơ thể giảm hấp thu cholesterol. Vì thế lựa chọn ăn ổi giúp người bị tiểu đường có thể để kiểm soát lượng đường máu.
Theo các chuyên gia, hoạt tính ức chế men protein tyrosine phosphatase 1B chiết xuất từ lá ổi mang lại tác dụng tốt trong điều trị người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Mặc khác, các chiết xuất từ lá ổi hoặc quả ổi có thể giảm tính kháng insulin ở bệnh nhân tiểu đường.
Nhiều người bệnh lo lắng chỉ số đường huyết khá cao trong ổi. Tuy nhiên, điều này không phải là yếu tố quyết định việc nên hay không nên ăn loại trái cây này. Trong chế độ ăn uống cho người bệnh, không chỉ chú ý tới chỉ số đường huyết của thực phẩm (GI) mà còn phải chú trọng tới tải trọng đường huyết của thực phẩm (GL). Bệnh nhân tiểu đường có thể sử dụng những thực phẩm có chỉ số GI cao với điều kiện chỉ số GL thấp.
Theo nghiên cứu, chỉ số đường huyết của ổi là 78, nhưng tải trọng đường trong 100g ổi khá thấp, chiếm 4/40. Chính vì vậy, người bị tiểu đường có thể ăn loại trái cây này.
Ăn ổi đúng cách là cứu tinh cho người bệnh tiểu đường
Trên thực tế, dù người bệnh tiểu đường có thể ăn được ổi, nhưng nếu ăn ổi không đúng cách sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Vậy ăn ổi như thế nào là phù hợp, đúng cách?
Trước khi ăn nên gọt vỏ ổi
Chất chát tanin có trong vỏ ổi là chất chống oxy hóa. Tuy nhiên, việc ăn vỏ ổi có thể khiến người ăn bị táo bón. Vì vậy, người bị tiểu đường nên gọt vỏ ổi trước khi ăn.
Không nên uống nước ép ổi
Nước ép ổi có thể làm lượng đường trong máu tăng cao. Vì thế người bệnh tiểu đường không nên uống nước ép ổi.
Ăn ổi nguyên trái giúp người bệnh tận dụng lượng chất xơ, giúp cân bằng lượng đường và cholesterol trong máu. Điều này rất có lợi cho tình trạng sức khỏe của người bệnh.

Không nên ăn ổi quá nhiều
Tuy ăn ổi rất tốt cho người bị tiểu đường nhưng người bệnh không thể lạm dụng quá nhiều.
Mỗi lần, người bệnh chỉ nên ăn 140g ổi chín. Sau các bữa ăn nhẹ, có thể ăn 2 lần/ngày. Sau bữa ăn chính thì không nên ăn ổi ngay. Mỗi lần ăn nên cách nhau ít nhất 6 tiếng.
Lựa chọn ổi phù hợp
Để tận dụng tối đa tác dụng của trái ổi đối với bệnh tiểu đường. Kiến nghị nên chọn những trái ổi chín, không dập nát, tránh ăn những quả ổi còn non và xanh. Trước khi ăn nên rửa sạch, gọt vỏ để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Bài thuốc dùng lá ổi chữa bệnh tiểu đường
Không chỉ ăn ổi giúp tình trạng bệnh tiểu đường được thuyên giảm, mà lá ổi cũng có tác dụng chữa bệnh tiểu đường. Dưới đây là một số bài thuốc chữa bệnh tiểu đường từ lá ổi.
Bài thuốc 1: Sử dụng lá ổi non
Uống nước lá ổi mỗi ngày rất tốt cho ổn định đường huyết. Người bệnh cần sử dụng 100gr lá ổi non và nấu lấy nước uống mỗi ngày.
Đối với lá ổi loại khác (lá ổi già hơn) người bệnh nên sử dụng 30gr sắc nước để uống thay trà.
Bài thuốc 2: Sử dụng Lá ổi kết hợp dây thìa canh
Cây dây thìa là một trong những loại cây chữa tiểu đường hiệu quả. Kết hợp lá ổi với cây dây thìa canh để đạt hiệu quả tốt nhất.
Nguyên liệu cần dùng:
- 15gr lá ổi.
- 15gr cây dây thìa canh.
Các thành phần trên cho vào ấm sắc lấy nước uống mỗi ngày.
Bài thuốc 3: Sử dụng lá ổi non, đậu bắp, lá sa kê
Nguyên liệu cần dùng:
- 50gr lá ổi non.
- 100gr mỗi loại lá sa kê.
- 100gr đậu bắp tươi.

Tất cả các thành phần trên cho và nồi nước và đun sôi, lấy nước uống mỗi ngày. Lá ổi khi kết hợp với các loại thực phẩm khác cũng mang hiệu quả phòng và chữa bệnh tiểu đường.
Câu hỏi thường gặp
Người bệnh tiểu đường ăn ổi được không?
Câu trả lời là có. Theo nghiên cứu, trong 100g ổi có chứa 6g chất xơ. Nguồn chất xơ dồi dào trong ổi có vai trò làm giảm lượng đường trong máu sau khi ăn và giúp cơ thể giảm hấp thu cholesterol. Vì thế lựa chọn ăn ổi giúp người bị tiểu đường có thể để kiểm soát lượng đường máu.
Ăn ổi như thế nào là đúng cách?
– Trước khi ăn nên gọt vỏ ổi.
– Không nên uống nước ép ổi.
– Không nên ăn ổi quá nhiều.
– Cần lựa chọn trái ổi phù hợp.
Trên đây là một số thông tin giải đáp cho câu hỏi: “Người bệnh tiểu đường ăn ổi được không?” do thuocnambavi cung cấp. Hy vọng những thông tin chúng tôi cung cấp sẽ giúp ích cho bạn đọc. Nếu có câu hỏi mong quý đọc giả để lại bình luận cuối bài.
Xin trân trọng cảm ơn!