<
Nho là một trong những loại trái cây có tác dụng rất tốt cho hệ tim mạch, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Theo Đông y, nho có tính bình, vị ngọt; có tác dụng bổ gan, thận, bổ khí huyết, thông lợi tiểu tiện. Tuy nhiên, nếu bạn đang phân vân rằng tiểu đường ăn nho được không thì hãy tham khảo bài viết của thuocnambavi để có câu trả lời. Nhưng trước hết, chúng ta hãy cùng tìm hiểu sơ qua về căn bệnh tiểu đường.
Tổng quan về bệnh tiểu đường
Tiểu đường là căn bệnh rối loạn chuyển hóa đặc trưng với biểu hiện lượng đường trong máu luôn cao hơn mức bình thường. Bệnh phát sinh do sự rối loạn trong chuyển hóa insulin trong cơ thể.
Nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời, các biến chứng bệnh tiểu đường sẽ gây nguy hiểm cho người bệnh qua các bộ phận: mắt, thận, thần kinh, tim mạch,… Nặng hơn có thể dẫn tới tử vong.
Tiểu đường ăn nho được không?
Nho là loại quả được sử dụng hỗ trợ điều trị một số bệnh như tỳ hư khí yếu, hụt hơi, mất sức, khó tiêu…
Để trả lời cho câu hỏi “Tiểu đường ăn nho được không?”, chúng ta hãy cùng tìm hiểu những thành phần có trong quả nho. Những thành phần ấy có tác động gì tới chỉ số tiểu đường cũng như sức khỏe của người bệnh tiểu đường.

Thành phần trong quả nho
- Trong mỗi quả nho có đến 75 – 85% nước
- 18 – 33% là đường glucose và fructose
- Các chất quan trọng như phlobaphene, acid silicic, acid chanh, acid oxalic, acid folic, kali, magie, canxi, mangan, sắt và các vitamin B1, vitamin B2, B6, B12, A, C, P, K và PP cùng các enzyme…
Người bệnh tiểu đường có được ăn nho không?
Mặc dù quả nho có tác dụng rất tốt cho sức khỏe con người, nhưng đối với bệnh nhân tiểu đường thì hoàn toàn ngược lại.
Trong 100g nho sẽ chứa 68 calo 10-12g đường dễ hấp thụ, 11mg Vitamin C. Điều này cho thấy trong quả nho chứa một lượng đường rất lớn.
Nếu người tiểu đường dùng quá nhiều nho sẽ khiến đường huyết tăng cao, gây nguy hiểm đến tính mạng. Ăn nho thường xuyên và liên tục làm tăng lượng cholesterol xấu.
Vì vậy, việc đưa quả nho vào thực đơn hằng ngày cho người tiểu đường là không phù hợp. Nó không chỉ làm rối loạn đường trong máu mà còn làm cho sức khỏe người bệnh giảm sút. Do đó, người bệnh tiểu đường hạn chế sử dụng nho để lượng đường được kiểm soát.
Tiểu đường thai kỳ ăn nho được không?
Cũng như người bệnh tiểu đường, phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ cũng nên tránh các thực phẩm tăng chỉ số đường huyết.
Với người bình thường, lượng đường huyết tăng mạnh ảnh hưởng đến người bệnh. Còn đối với phụ nữ có thai, đường huyết tăng cao gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Vì vậy, mẹ nên cẩn trọng trong việc sử dụng các loại thực phẩm, đặc biệt là nho.
Trong trường hợp mẹ bầu thèm nho, nên giảm dần lượng tiêu thụ loại quả này. Thay vào đó, người bị tiểu đường thai kỳ nên ăn những loại quả ít đường như: bưởi, thanh long,… một phần là tốt cho sức khỏe, một phần là giảm cảm giác thèm ăn nho.
Tiểu đường ăn nho khô được không?
Theo nghiên cứu cho rằng, người bệnh tiểu đường tuyp 2 hoàn toàn có thể ăn nho khô. Tuy nhiên, việc ăn nho khô đối với người tiểu đường không có nghĩa là ăn bao nhiêu cũng được. Bởi nho khô cũng có chứa lượng đường tự nhiên, sấy khô thì lượng đường đậm đặc hơn. Nho khô còn chứa chất xơ tốt cho tiêu hóa và cân bằng chất điện giải.

Người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để nắm rõ tình trạng bệnh và được tư vấn lượng nho khô phù hợp. Lượng nho khô khuyên dùng đối với người tiểu đường: chia nhỏ khẩu phần, ăn 3 lần/ngày.
Gợi ý một số loại trái cây cho người bệnh tiểu đường
Một số loại trái cây được đánh giá là hiệu quả trong việc duy trì ổn định đường huyết, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường như:
Bưởi tốt cho người tiểu đường
Bưởi giàu Vitamin C, chỉ số đường huyết của bưởi thấp, trong đó lượng chất xơ hòa tan rất cao. Bưởi có chứa hoạt chất làm tăng độ nhạy cảm của cơ thể với insulin. Vậy nên người bệnh tiểu đường nên ăn bưởi mỗi ngày.

Cherry kích thích sản sinh insulin
Lượng đường trong cherry còn thấp hơn bưởi, rất có ích cho sức khỏe bệnh nhân tiểu đường. Uống hoặc ăn cherry mỗi ngày vừa giảm lượng đường trong máu vừa kích thích sản sinh insulin trong máu; bổ sung lượng chất chống oxy hóa.
Bơ kiểm soát đường huyết tốt
Bơ chứa hàng loạt các chất béo thực vật có lợi. Ngoài ra, bơ còn bổ sung những dưỡng chất khác giúp cho việc kiểm soát lượng đường trong máu. Ăn bơ còn tốt cho tim mạch, tiêu hóa,…
Câu hỏi thường gặp
Người mắc bệnh tiểu đường nên ăn gì?
Người bệnh tiểu đường nên ăn thực phẩm dưới đây:
– Trái cây, rau xanh, các loại củ quả như: khoai lang,…
– Ngũ cốc hạt cho người tiểu đường
– Cá và các loại hải sản
– Các loại trái cây có múi
– Đường cho người tiểu đường
Người bệnh tiểu đường uống gì?
– Uống mật ong
– Uống nước dừa
– Uống sữa non dành cho người tiểu đường
– Uống thuốc tiểu đường
Hy vọng với những thông tin thuocnambavi cung cấp trên đây đã giúp bạn trả lời được câu hỏi “Người bệnh tiểu đường ăn nho được không?”. Người tiểu đường nên ăn những loại trái cây nào để ổn định đường huyết. Và từ đó xây dựng cho mình chế độ ăn uống khoa học để chống lại bệnh tiểu đường.
Xin trân trọng cảm ơn!