Insulin Là Gì? Công Dụng Đối Với Người Bệnh Tiểu Đường?

<

Hiện nay, tỷ lệ người mắc bệnh tiểu đường đang ngày càng gia tăng. Nhất là người lớn tuổi. Insulin đang là sự lựa chọn được nhiều người tin dùng vì giúp hỗ trợ điều trị tốt và giảm các triệu chứng do bệnh tiểu đường gây ra.

Hãy cũng thuocnambavi tìm hiểu về Insulin và tác dụng của nó trong bài viết dưới đây.

Insulin là gì? 

Insulin là một loại hormone từ các tế bào đảo tụy do tuyến tụy tiết ra. Chúng có tác dụng quan trọng trong việc chuyển hóa các chất cacbonhydrat trong cơ thể.

Insulin là gì?

Chúng có tác dụng đến việc chuyển hóa các mô mỡ và gan thành loại năng lượng ATP cung cấp cho các hoạt động thiết yếu của cơ thể. Đặc biệt là tác dụng làm giảm nồng độ Glucose trong máu.

Công dụng của Insulin với người bệnh tiểu đường

Trong khẩu phần ăn hằng ngày chứa một lượng tinh bột rất lớn. Khi đi vào cơ thể nó sẽ làm tăng lượng đường trong máu. Nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh đái tháo đường do lượng đường huyết đột ngột tăng cao. Insulin là hormon ức chế sự chuyển hóa glycogen thành glucose và đi vào máu. Nếu thiếu hụt Insulin thì glycogen sẽ không ngừng chuyển hóa gây ra bệnh tiểu đường.

Các chức năng chính của Insulin:

  • Insulin tăng cường hấp thụ glucose trong máu.
  • Giúp tăng cường các hoạt tính của enzyme để tổng hợp glycogen.
  • Làm quá trình biến đổi glycogen thành glucose diễn ra chậm hơn do Insulin gây ức chế enzyme phosphorylase.

Lưu ý khi quan trọng khi sử dụng và tác dụng phụ của Insulin 

Mặc dù Insulin rất tốt cho cơ thể, nhất là người bệnh tiểu đường. Tuy nhiên khi sử dụng, người bệnh vẫn cẫn lưu ý các vấn đề sau:

  • Insulin là loại thuốc hạ đường huyết cực mạnh.
  • Chỉ được tiêm Insulin dưới da, vị trí tiêm thường ở cánh tay, bụng và đùi.
  • Đối với mỗi bệnh nhân có tình trạng bệnh khác nhau có thể tùy chỉnh liều tiêm 3 – 4 lần/ngày.
  • Thường dùng phối hợp với thuốc viên để đạt hiệu quả cao hơn.
  • Có thể điều trị chỉ bằng Insulin trong trường hợp thiếu Insulin nặng.
  • Tuân thủ nghiêm ngặt hướng dẫn của bác sĩ điều trị.
Lưu ý vị trí tiêm
Lưu ý vị trí tiêm

Tác dụng phụ 

  • Hạ glucose huyết, dị ứng, loạn dưỡng mô mỡ hoặc tăng cân là các tác dụng phụ điển hình.
  • Các trường hợp khác như dị ứng Insulin khá hiếm gặp.

Các loại Insulin chính

Thuốc Insulin là thành phần quan trọng trong việc điều trị bệnh đái tháo đường (theo hướng dẫn của Bộ Y tế). Có 4 loại Insulin chính giúp hỗ trợ cho người bệnh tiểu đường:

Loại có tác dụng nhanh, ngắn

Thường được tiêm trực tiếp cho người bệnh. Thuốc nhanh chóng phân li thành các monome và được hấp thụ.

Do tác dụng rất nhanh của thuốc (phát huy tối đa sau 1 giờ). Người sử dụng cần đặc biệt lưu ý về lượng carbohydrate có trong bữa ăn.

Loại có tác dụng trung bình

Thuốc có tác dụng kéo dài hơn cho người bệnh. Sau khi được tiêm, thuốc sẽ bắt đầu có tác dụng sau 2 – 4 giờ, mạnh nhất sau 6 – 7 giờ và kéo dài từ 10 – 20 giờ.

Liều lượng sử dụng được khuyến nghị là 2 mũi/ngày để đảm bảo hiệu quả tốt nhất.

Loại có tác dụng chậm, kéo dài

Rất đa dạng, có nhiều loại thuốc khác nhau tùy thuộc vào bệnh lý và nhu cầu của mỗi bệnh nhân.

Loại hỗn hợp

Được kết hợp giữa loại có tác dụng nhanh và dài trong cùng một mũi tiêm.

Với loại này, thuốc có tác dụng nhanh đối với lượng carbohydrate trong khẩu phần ăn và hiệu quả kéo dài giúp tạo nên nồng độ Insulin nền.

Thực phẩm tự nhiên chứa Insulin

Bên cạnh việc bổ sung Insulin qua dạng thuốc tiêm, chúng ta còn có thể sử dụng các loại thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên giàu hàm lượng chất này.

Các loại quả hạt, trái cây và rau xanh không những giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường mà còn chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe, có thể dễ dàng tìm mua và có giá cả rất hợp lý.

Đậu bắp

Trong đậu bắp chứa một thành phần có tên là isoquercetin, giúp ngăn chặn sự hấp thụ của cơ thể.

Nếu ăn khoảng 16 quả đậu bắp mỗi ngày, bạn sẽ tiêu thụ khoảng 20 miligam isoquercetin. Nó giúp duy trì lượng đường trong máu ở mức an toàn.

Khoai mỡ

Các chất nhờn có trong khoai mỡ thực hiện việc bao bọc các thực phẩm trong ruột, để đường được hấp thụ một cách từ từ. Điều này giúp ức chế sự tăng mạnh của đường huyết sau bữa ăn. Và để đường huyết được điều hòa tốt hơn.

Khoai cũng chứa các vitamin B1, B2 và những chất cần thiết cho quá trình tiết Insulin như kẽm và magie.

Khoai mỡ
Khoai mỡ

Mướp đắng

Từ lâu, mướp đắng được biết đến với những hiệu quả tuyệt vời như thanh nhiệt, giải độc. Đặc biệt là công dụng làm giảm lượng đường trong máu thông qua việc tăng cường chuyển hóa glucose.

Ăn nhiều mướp đắng ta không chỉ khỏe mạnh hơn mà lượng đường trong máu cũng luôn được kiểm soát tốt.

Tỏi

Là một nguyên liệu quen thuộc trong bữa ăn gia đình, tuy nhiên ít người biết rằng tỏi còn là vị thuốc giúp hỗ trợ điều trị tốt cho người bệnh tiểu đường.

Tỏi có tác dụng kháng virus, chống viêm, diệt khuẩn, bảo vệ gan,…và đặc biệt giúp hạ đường huyết rất tốt, có thể sử dụng như một loại thực phẩm ăn kiêng cho bệnh nhân đái tháo đường.

Câu hỏi thường gặp

Insulin có tác dụng với loại bệnh tiểu đường nào?

Thuốc tiểu đường chứa insulin được dùng cho cả tiểu đường tuýp 1tiểu đường tuýp 2. Còn tiểu đường thai kỳ chỉ được dùng khi có sự chỉ định của bác sĩ.

Chữa tiểu đường bằng gì?

Người bệnh có thể trị tiểu đường không cần dùng thuốc nếu bệnh nhẹ. Nhưng thường ở giai đoạn sau, người bệnh nên dùng thuốc tiểu đường để hỗ trợ.

Thông qua các thông tin mà bài viết đã cung cấp, thuocnambavi mong rằng bạn đã hiểu hơn về Insulin và các công dụng, lưu ý đối với người mắc bệnh đái tháo đường. Nếu có thắc mắc xin vui lòng để lại bình luận dưới bài viết.

Xin trân trọng cảm ơn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *