Glucose là gì và tác dụng, ảnh hưởng của nó đối với người bị tiểu đường

<

Đối với người lớn tuổi hay bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường thì thuật ngữ glucose hẳn không còn quá xa lạ. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về chúng.

Vậy glucose là gì? Glucose có tác dụng và ảnh hưởng gì đối với người bị bệnh tiểu đường? Hãy cùng thuocnambavi tìm hiểu thông tin trong bài viết dưới đây nhé!

Glucose là gì?

Glucose hay còn được gọi là đường huyết. Đây là loại đường lưu thông trong máu của người bệnh. Có vai trò cung cấp năng lượng cho toàn bộ cơ thể.

Khi ăn uống, cơ thể con người sẽ hấp thụ cacbohidrat. Trong quá trình phân hủy carbohydrate sẽ sản sinh ra glucose. Là loại đường đơn mà cơ thể sử dụng để tái tạo năng lượng.

Glucose

Glucose giúp cho cơ thể con người hoạt động. Tuy nhiên, khi lượng glucose trong máu vượt mức ranh giới sẽ gây nhiều tác hại cho cơ thể người bệnh. Ví dụ như các bệnh lý nghiêm trọng, điển hình là bệnh tiểu đường.

Tác dụng của Glucose

Theo nghiên cứu, Glucose có rất nhiều tác dụng đối với cơ thể con người. Cụ thể như:

Tạo ra năng lượng cho cơ thể

Glucose sau khi đi vào cơ thể thông qua đồ ăn và thức uống sẽ được cơ thể chuyển hóa thành các chất dinh dưỡng cần thiết.

Ngoài ra, glucose còn kích thích cơ thể sản sinh ra insulin. Giúp làm tăng cảm giác thèm ăn, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

Dự trữ năng lượng cho cơ thể

Ngoài việc tạo ra năng lượng cho cơ thể, glucose sau khi được đưa vào cơ thể sẽ được dự trữ tại gan dưới dạng glycogen.

Khi cơ thể suy yếu, thiếu năng lượng, glycogen sẽ chuyển hóa thành glucose để cơ thể có thể có thể sử dụng.

Glucose tăng sức khỏe
Glucose tăng sức khỏe

Cung cấp nước, khoáng chất

Trong trường hợp người bệnh phải vận động nhiều khiến cơ thể mệt mỏi, mất nước. Glucose sẽ kịp thời bổ sung nước và các khoáng chất. Giúp người bệnh nhanh chóng ổn định lại cơ thể.

Ảnh hưởng của glucose đối với người mắc bệnh tiểu đường

Đối với mỗi bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường. Chỉ số Glucose trong máu cao sẽ gây ra rất nhiều biến chứng nghiêm trọng đối với cơ thể người bệnh. Say đây là một số biến chứng phổ biến thường gặp:

Rối loạn điều tiết insulin trong cơ thể

Khi lượng đường trong máu quá cao, cơ thể người bệnh sẽ tiết nhiều insulin để giảm lượng đường xuống.

Lượng đường trong máu cao trong thời gian dài, khiến cho tuyến tụy liên tục phải tiết insulin gây tổn thương tụy. Tụy tổn thương dẫn đến việc sản xuất insulin không thể tiến hành.

Việc thiếu insulin này sẽ khiến bệnh tiểu đường của bệnh nhân trở nên nghiêm trọng hơn do không thể kiểm soát lượng đường trong máu của cơ thể.

Glucose tăng gây suy tim, suy thận

Glucose trong máu tăng cao tạo áp lực lên các động mạch máu. Khiến cho các mạch máu ở thận bị tổn thương. Dẫn đến tổn thương thận, suy thận.

Khiến người bị tiểu đường dễ bị suy tim, suy thận
Khiến người bị tiểu đường dễ bị suy tim, suy thận

Trong trường hợp nặng, bệnh nhân sẽ phải sử dụng các phương pháp lọc máu gây tốn kém chi phí và nguy hiểm đến tính mạng.

Ngoài ra việc tạo áp lực lên các động mạch máu khiến cho các mạch máu ở tim bị xơ cứng, huyết áp cao. Dẫn đến tim làm việc quá tải, gây suy tim.

Nhiễm trùng, khó lành vết thương

Hệ miễn dịch của bệnh nhân tiểu đường vốn dĩ đã kém. Sau khi kết hợp đường huyết trong máu tăng cao sẽ khiến vết thương khó lành. Từ đó tạo điều kiện cho các vi khuẩn dễ dàng tấn công. Gây viêm loét, nhiễm trùng các vết thương.

Hôn mê

Người bệnh có thể bị hôn mê do áp lực thẩm thấu trong máu tăng cao. Trường hợp này cực kỳ nguy hiểm, nếu không được chữa trị kịp thời thì có thể gây tử vong.

Một số biến chứng khác khi glucose cao

Ngoài các biến chứng trên, lượng glucose quá cao cũng có thể khiến bệnh nhân tiểu đường bị ảnh hưởng về thần kinh. Khiến cho người bệnh bị đau, ngứa thậm chí là mất cảm giác ở bàn tay hoặc ở lòng bàn chân, cẳng chân.

Làm thế nào để ổn định Glucose trong máu

Vậy làm thế nào để ổn định lượng glucose trong máu? Đây hẳn là băn khoăn của rất nhiều bệnh nhân mắc tiểu đường hiện nay.

Sau đây là một số phương pháp giúp ổn định lượng đường trong máu. Bệnh nhân tiểu đường cần nắm rõ để ngăn ngừa và giảm nhẹ các biến chứng.

Chế độ ăn uống lành mạnh

Bệnh nhân tiểu đường cần có một chế độ ăn uống lành mạnh. Tăng cường bổ sung chất xơ, vitamin và khoáng chất.

Các chất này có thể tìm thấy nhiều trong các loại rau xanh như: súp lơ, rau cải xoăn,… Hạn chế các thực phẩm chứa nhiều tinh bột, đường và các thực phẩm có nhiều chất phụ gia.

Chế độ ăn uống lành mạnh
Chế độ ăn uống lành mạnh

Giữ tâm lý thoải mái kết hợp chế độ nghỉ ngơi hợp lý

Bệnh nhân cần tránh áp lực tinh thần stress, giữ cho tâm trạng luôn lạc quan vui vẻ. Ngoài ra kết hợp với chế độ nghỉ ngơi hợp lý.

Bệnh nhân nên ngủ ít nhất 8 tiếng/ ngày để đảm bảo tình trạng sức khỏe luôn ở trạng thái tốt nhất.

Tập thể dục thể thao thường xuyên

Bệnh nhân cần duy trì tập thể dục thể thao ít nhất 2 lần/ tuần, mỗi lần tối thiểu 1 giờ.

Có thể lựa chọn các môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, yoga,… để lượng máu trong cơ thể luôn được lưu thông, tránh tắc nghẽn.

Câu hỏi thường gặp

Glucose là gì?

Glucose hay còn được gọi là đường huyết. Đây là loại đường lưu thông trong máu của người bệnh. Có vai trò cung cấp năng lượng cho toàn bộ cơ thể.

Tác dụng của Glucose

– Tạo ra năng lượng cho cơ thể
– Dữ trữ năng lượng
– Cung cấp nước, khoáng chất

Trên đây là một số thông tin về Glucose, tác dụng và ảnh hưởng của chúng đối với bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường. Mong rằng thông tin mà thuocnambavi cung cấp sẽ hữu ích đối với bạn. Nếu có thắc mắc xin vui lòng để lại bình luận dưới bài viết.

Xin trân trọng cảm ơn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *