<
Không chỉ dành cho người lớn tuổi, việc hạn chế lượng đường hấp thu vào cơ thể còn cực kỳ quan trọng đối với bệnh nhân tiểu đường.
Tuy nhiên đường lại là một gia vị rất phổ biến trong cuộc sống hàng ngày. Để kiêng được sẽ cực kỳ khó khăn. Vậy với những người tiểu đường thì phải làm như thế nào?
Hãy cùng thuocnambavi tìm hiểu các loại đường dành cho người tiểu đường và cách sử dụng chúng trong bài viết dưới đây!
Đường dành cho người tiểu đường là gì?
Đường dành cho người tiểu đường hay còn gọi là đường thuốc hoặc đường bắp dành cho người tiểu đường. Đây là tên gọi cho một nhóm các chất có vị ngọt.
Trong đường bắp (đường thuốc) không chứa các cacbohidrat và saccharin. Mà chúng được cấu thành từ amino axit hoàn toàn từ tự nhiên.
Điều này giúp cho lượng đường trong máu của bệnh nhân tiểu đường được kiểm soát.
Tại sao người tiểu đường cần dùng loại đường ăn kiêng?
Các loại đường ăn kiêng từ đường bắp, đường thuốc giúp cho người bệnh hạn chế tối đa được lượng đường hấp thụ vào cơ thể.
Ngoài việc cung cấp mùi vị cho các bữa ăn. Đường ăn kiêng cho người tiểu đường còn giúp cung cấp lượng calo tối thiểu cho người bệnh.
Chính vì vậy, các chuyên gia luôn khuyên bệnh nhân tiểu đường nên thay thế đường tinh luyện bằng đường ăn kiêng.
Các loại đường dành cho người tiểu đường
Vậy nên chọn loại đường nào dành cho người tiểu đường? Đây chắc chắn là thắc mắc của nhiều bệnh nhân mắc tiểu đường lúc này. Sau đây chúng tôi sẽ liệt kê một số loại đường cho người mắc bệnh tiểu đường:
Đường Sucralose

Loại đường sucralose hiện nay được khá nhiều bệnh nhân tiểu đường lựa chọn. Vị ngọt của chúng gấp 600 lần so với đường kính bình thường. Tuy nhiên lại không làm tăng lượng đường trong máu của bệnh nhân.
Ngoài ra, chúng còn không đổi mùi, đổi vị khi gặp nhiệt độ cao. Chính vì vậy chúng được lựa chọn để chế biến trong các chế độ ăn kiêng của bệnh nhân tiểu đường.
Hiện nay, đây được coi là loại đường cho người tiểu đường tốt nhất hiện nay. Mặc dù vậy, các chuyên gia vẫn khuyến cáo không nên lạm dụng nó quá nhiều. Mỗi ngày bệnh nhân có thể sử dụng 15 mg/1kg thể trọng để đảm bảo cho sức khỏe của bản thân.
Đường Stevia

Đường stevia mới xuất hiện trong thời gian gần đây. Tuy nhiên chất lượng thì lại khiến cho khá nhiều người kinh ngạc.
Loại đường dành cho người tiểu đường này được làm hoàn toàn từ tự nhiên. Độ ngọt của Stevia thấp hơn đường sucralose. Đường stevia có độ ngọt gấp khoảng 250-300 lần so với đường thông thường.
Nhưng đường này không cung cấp calo và không làm tăng lượng đường trong máu. Vì vậy, chúng vẫn được rất nhiều bệnh nhân tiểu đường tin dùng.
Đường Neotame

Loại đường Neotame này được sử dụng phổ biến ở phương Tây nhiều hơn. Loại đường này còn có tên gọi khác là đường siêu ngọt. Theo nghiên cứu, độ ngọt của nó gấp khoảng 7000-8000 lần đường thông thường.
Mặc dù vị ngọt cực kỳ cao nhưng lại gần như không có calo. Vì vậy, đây cũng là một loại đường khá an toàn dành cho bệnh nhân tiểu đường.
Đường Acesulfame Potassium

Đường Acesulfame Potassium được sử dụng phổ biến trong các loại sản phẩm chế biến đóng gói sẵn.
Đường Acesulfame Potassium có vị ngọt gấp khoảng 200 lần so với đường thông thường. Ngoài ra chúng còn có vị đắng nhẹ. Thích hợp sử dụng chung với các loại chất tạo ngọt khác.
Người ta thường hay sử dụng loại đường này để kích thích vị ngọt.
Đường Aspartame

Loại đường này hiện nay ít người sử dụng hơn các loại còn lại. Nguyên nhân do dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao. Đây cũng là hạn chế khi chế biến các loại thức ăn.
Đường Aspartame có độ ngọt gấp khoảng 150-200 lần đường thông thường. Và thường được cho vào sau khi nấu ăn xong hoặc được pha nước để uống.
Cách sử dụng đường dành cho người tiểu đường
Ngoại trừ đường Aspartame nên cho vào sau khi đã nấu xong. Các loại đường còn lại người bệnh có thể trực tiếp sử dụng khi nấu ăn. Bởi chúng đều chịu được nhiệt độ cao. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể chế biến thành các thức uống giải khát.
Tuy nhiên, với mỗi loại vẫn cần chú ý liều lượng riêng:
- Đường sucralose: có thể sử dụng 15 mg/ 1kg thể trọng/ngày.
- Đường stevia: có thể sử dụng 7,9 mg/ 1kg thể trọng/ngày.
- Đường Neotame: có thể sử dụng 0,3 mg/ 1kg thể trọng/ngày.
- Đường Acesulfame Potassium: có thể sử dụng 15 mg/1kg thể trọng/ngày.
- Đường Aspartame: có thể sử dụng 40 mg/ 1kg thể trọng/ngày.
Một số lưu ý về đường dành cho người tiểu đường

- Chi phí: Đường ăn kiếng dành cho bệnh nhân tiểu đường thường rất đắt. Vậy nên cần lưu ý khi lựa chọn các loại khác nhau.
- Tính thông dụng: Mặc dù hiện nay đường dành cho bệnh nhân tiểu đường ngày càng phổ biến. Tuy nhiên vẫn còn một số loại rát khó mua được ở các cửa hàng thông thường.
- Hương vị: Đường ăn kiêng sẽ không được như đường tinh luyện. Một số loại sẽ gây vị đắng nhẹ, gây cảm giác khó chịu cho người sử dụng.
Câu hỏi thường gặp
Tiểu đường uống được mật ong không?
Đáp án cho câu hỏi “Tiểu đường có uống được mật ong không?” là có.
Mặc dù người bị tiểu đường có thể uống mật ong nhưng vẫn cần kiểm soát liều lượng hợp lý. Nguyên nhân do mật ong có thể làm tăng lượng đường trong máu của người bệnh.
Tiểu đường nên ăn gì?
Bệnh tiểu đường ăn gì là một vấn đề cần thiết. Thường trái cây, rau xanh sẽ là lựa chọn tuyệt vời.
Trên đây là một số thông tin về các loại đường dành cho người tiểu đường và cách sử dụng. Mong rằng thông tin chúng tôi cung cấp sẽ hữu ích đối với bạn. Nếu có thắc mắc xin vui lòng để lại bình luận dưới bài viết.
Xin trân trọng cảm ơn!