<
Trong suốt quá trình mang thai cơ thể của bà bầu rất nhạy cảm. Điều này khiến bà bầu hay gặp những vấn đề về sức khỏe. Đặc biệt, mẹ bầu nên tìm hiểu về chế độ ăn uống hợp lý. Cùng với đó là kiểm soát lượng đường trong cơ thể để tránh trường hợp mắc bệnh tiểu đường thai kỳ. Sau đâu, thuocnambavi sẽ cho bà bầu biết những dấu hiệu của tiểu đường thai kỳ. Hãy theo dõi bài viết này nhé!
Tiểu đường thai kỳ là gì?
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tiểu đường thai kỳ là tình trạng rối loạn dung nạp đường (glucose) ở bất kỳ mức độ nào, mới khởi phát hay được phát hiện lần đầu tiên khi mang thai.
Trong thời gian mang thai, nội tiết sinh sản của bà bầu tác động vào quá trình sản xuất insulin, khiến cơ thể thiếu insulin để chuyển hóa đường thành năng lượng. Sau đó, thay vì chuyển đến tế bào lượng đường không được chuyển hóa sẽ tích tụ lại và hình thành bệnh đái tháo đường thai kỳ.
Chủ yếu bệnh tiểu đường thai kỳ chỉ xuất hiện trong quá trình mang thai và khoảng 6 tuần sau sinh thì biến mất. Theo nguyên cứu cho thấy chỉ có khoảng 2% – 10% phụ nữ mang thai bị tiểu đường thai kỳ.
Tiểu đường thai kỳ xuất hiện ở bốn giai đoạn:
- Tiểu đường thai kỳ 3 tháng đầu
- Tiểu đường thai kỳ 3 tháng giữa
- Tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối
- Tiểu đường thai kỳ sau sinh
Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ
Được biết, tiểu đường thai kỳ là bệnh có ít dấu hiệu hoặc có những không biểu hiện rõ ràng. Khiến các bà bầu vô cùng chủ quan và cho rằng đó không phải vấn đề gì cả. Tuy nhiên nếu không được kiểm soát bệnh sẽ không tự hết sau khi sinh mà sẽ tái phát trong lần mang thai tiếp theo.
Sau đây là dấu hiệu tiểu đường thai kỳ cho từng giai đoạn:
Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng đầu
Thông thường, tiểu đường thai kỳ 3 tháng đầu phát triển mà không hề thông qua dấu hiệu nào cả. Đặc biệt là các mẹ thường không nhận ra bởi có rất ít triệu chứng phát sinh.
Thực tế, khi đi khám thai định kỳ 1 tháng 1 lần. Các bác sĩ mới có thể cho biết các mẹ có mắc bệnh tiểu đường thai kỳ hay là không.
Sau đây là một số dấu hiệu nhận biết tiểu đường thai kỳ:
#1. Khát nước

Đây là tình trạng thiếu nước trong người thường xuyên hoặc có cảm giác khát nước. Khi đó, cho thấy lượng đường trong máu đang tăng cao.
Dấu hiệu này rất khó phân biệt được bởi giai đoạn đầu thai kỳ, các mẹ cần cung cấp nhiều nước và máu cho em bé.
Vậy nên, nếu mẹ bầu khát nước trong thời gian dài, dù đã uống nước nhưng vẫn thấy khát thì có thể là do đường huyết tăng cao.
#2. Hay đi vệ sinh
Khi đã mắc phải tiểu đường thai kỳ 3 tháng đầu hoặc có nguy cơ cao mắc bệnh các mẹ rất hay đi vệ sinh.
Tuy nhiên, dấu hiệu này không hẳn là dấu hiệu tiểu đường đối với mẹ bầu giai đoạn đầu. Đơn giản là vì thai nhi phát triển nên dấu hiệu trên là điều hiển nhiên mẹ bầu gặp phải. Cho nên, mẹ bầu không cần quan tâm tới dấu hiệu này cho lắm.
Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng giữa
Bắt đầu bước sang tuần 12 – 24, dấu hiệu tiểu đường thai kỳ trở nên rõ rệt hơn. Nhưng tới giai đoạn này, vẫn nhiều mẹ bầu còn chủ quan và không biết về tiểu đường thai kỳ.
Sau đây là những dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng giữa:
#1. Khát nước hơn bình thường
Như các mẹ đã biết, việc cung cấp nước trong quá trình mang thai là điều rất bình thường.
Tuy nhiên, nếu mẹ bầu xuất hiện trình trạng khát nước khi đang ngủ thì đó có thể là biểu hiện tiểu đường thai kỳ 3 tháng giữa.
#2. Mẹ bầu đi tiểu thường xuyên
Ở giai đoạn này, các mẹ không những đi tiểu thường xuyên mà lượng nước tiểu cũng nhiều hơn bình thường. Cộng với đó là vùng kín của các mẹ hay ngứa ngáy hoặc bị nấm gây khó chịu.
#3. Cơ thể mệt mỏi
So với 3 tháng đầu, mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng và kiệt sức hơn nhiều.

Điều này, các mẹ hay gặp phải bởi có thể là do thiếu chất dinh dưỡng nạp vào cơ thể. Tuy nhiên, các mẹ không nên chủ quan vì đây có thể dấu hiệu mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.
#4. Sụt cân bất thường
Đây là dấu hiệu quan trọng để xác định bà bầu bị tiểu đường. Bởi vì tình trạng mẹ bầu sụt cân chỉ xuất hiện trong 3 tháng đầu do ốm nghén.
Nhưng nếu đã sang 3 tháng giữa thì hầu như không có bà bầu nào bị sụt cân cả. Trường hợp này, chỉ xảy ra khi mẹ bầu mắc phải bệnh lý nào đó. Đây cũng có thể là dấu hiệu của tiểu đường thai kỳ 3 tháng giữa.
Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối
Trong khoảng thời gian từ tuần 24 – 36, những dấu hiệu bắt đầu xuất hiện nhiều hơn. Nhưng không phải mẹ bầu nào cũng nhạy cảm để nhận biết mình bị tiểu đường thai kỳ.
Vậy nên, dưới đây là những dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối để các mẹ chú ý:
#1. Mờ mắt trong thời gian ngắn
Thi thoảng, mẹ bầu mới gặp phải tình trạng mờ mắt. Dấu hiệu này là do phản ứng của cơ thể khi hàm lượng đường trong máu tăng cao đột ngột. Mặc dù, tình trạng này tuy ít gặp những các mẹ không được phép chủ quan.
#2. Vùng kín viêm nhiễm
Vùng kín của thai phụ trong giai đoạn này rất dễ bị nhiễm nấm men, chảy dịch có mùi hôi khó chịu. Khiến thai phụ bị đau hoặc rát vùng kín khi đi vệ sinh.
Mặc dù đã sử dụng dung dịch vệ sinh sạch sẽ nhưng hiện tượng này vẫn kéo dài. Đây là một trong những dấu hiệu của tiểu đường thai kỳ.
#3. Một số dấu hiệu khác
- Nước tiểu có kiến bâu vào.
- Ăn uống khó kiểm soát.
- Các viêm thương hở hay trầy xước rất khó lành.
- Sụt cân không rõ nguyên nhân.
- Khát nước và đi tiểu nhiều lần trong ngày.
Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ sau sinh
Đa phần, mẹ bầu có thể tự khỏi bệnh này sau khi sinh. Nhưng vẫn có những trường hợp mắc bệnh ở lần mang thai tiếp theo. Sau đây là những dấu hiệu tiểu đường thai kỳ sau sinh:
- Mệt mỏi, nhanh đói, sụt cân.
- Khát nước thường xuyên, phải thức giấc giữa đêm để uống nước.
- Đi tiểu rất nhiều lần và số lượng nhiều hơn các mẹ bầu sau sinh khác.
- Những vết trầy xước, vết thương hở khó lành.
- Vùng kín viêm nhiễm và khó làm sạch.
Những biện pháp phòng tránh tiểu đường thai kỳ
Tiểu đường thai kỳ không phải là vấn đề quá lớn. Thế nên chỉ cần thay đổi một chút trong sinh hoạt hằng ngày đã có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh.
Trong chế độ ăn uống
Bà bầu nên lựa chọn thực phẩm và nước uống ít đường thay vào đó là ăn hoa quả. Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Hạn chế tinh bột và đồ ăn nhanh bởi những thực phẩm này có thể làm đường huyết tăng cao.

Những bữa ăn hàng ngày nên được chia thành 3 – 4 bữa nhỏ và 2 – 3 bữa ăn phụ. Việc này cũng có thể kiểm soát được lượng đường trong máu.
Đồng thời, mẹ bầu phải kiểm soát cân nặng hợp lý. Việc tăng cân là điều cần thiết cho mẹ bầu để hỗ trợ sự tăng trưởng cho bé. Nhưng nếu tăng cân quá cao hoặc sụt cân sẽ ảnh hưởng đến cả thai phụ và em bé. Hơn nữa, sụt cân sẽ khiến thai phụ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.
Thói quen sinh hoạt
Mẹ bầu nên có thói quen tập thể dục để vừa có lợi cho sức khỏe vừa giúp cơ thể tiêu thụ đường trong máu tốt hơn.
Đi bộ khoảng 15 phút sau mỗi bữa ăn sẽ giúp lượng đường hấp thụ vào cơ thể ít hơn. Thế nhưng, mẹ bầu nên tránh đi bộ trong thời tiết nóng bức và nhớ uống nhiều nước trước và sau khi tập thể dục.
Câu hỏi thường gặp
– Thịt nạc, cá, đậu hũ, yaourt, các loại sữa không béo và không đường.
– Các loại thực phẩm ít gây tăng đường máu như: đậu đỗ, gạo lứt, các loại trái cây ít ngọt, củ quả, rau xanh.
Dấu hiệu tiểu đường là gì?
Tiểu đường có các dấu hiệu dễ nhận biết như: liên tục khát nước, đi tiểu nhiều, sụt cân không rõ nguyên do, nhiễm trùng vết thương,…
Trên đây là những thông tin về dấu hiệu tiểu đường thai kỳ mà thuocnambavi có thể cung cấp cho bạn biết. Nếu có thắc mắc thì hãy bình luận dưới bài viết này nhé!
Xin trân trọng cảm ơn!