<
Rối loạn tiêu hóa là một tình trạng phổ biến. Đây là bệnh lý có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào. Tuy nhiên, dù còn trẻ hay người già thì dấu hiệu rối loạn tiêu hóa sẽ không khác biệt nhau nhiều.
Nhận biết triệu chứng rối loạn tiêu hóa từ sớm có thể giúp xử lý bệnh hiệu quả. Hãy cùng thuocnambavi
Dấu hiệu của rối loạn tiêu hóa
Đầy bụng, chướng bụng
Đầy bụng, chướng bụng là tiệu chứng rối loạn tiêu hóa thường gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ.
Người bệnh luôn cảm thấy đầy bụng, bụng căng, khó chịu đặc biệt là sau khi ăn xong. Do thức ăn không được tiêu hóa hết, ứ đọng trong ống tiêu hóa gây nên tình trạng này.
Ợ hơi, ợ nóng
Ợ hơi, ợ nóng là triệu chứng của rối loạn tiêu hóa.
Ợ nóng là cảm giác nóng rát ở cổ họng và vùng bụng. Đây cũng là triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Nó thường xuất hiện sau khi ăn đồ cay nóng hoặc chất béo.
Ợ hơi có thể biết đến là một biểu hiện bình thường của cơ thể. Trong quá trình nhai nuốt thức ăn, không khí có thể đi vào cơ thể. Sau đó luồng không thoát ra ngoài bằng đường miệng, gọi là ợ hơi. Ợ hơi nhiều có thể do bạn đang có vấn đề về sức khỏe.
Đặc biệt các bệnh về dạ dày và tá tràng thường gây nên tình trạng ợ hơi, ợ nóng. Nếu thường xuyên có triệu chứng này chứng tỏ bạn đang gặp phải vấn đề về hệ tiêu hóa. Do đó cần xem xét điều trị kịp thời, tránh để lại những hậu quả không mong muốn.

Đau bụng – dấu hiệu rối loạn tiêu hóa
Hầu hết những người bị rối loạn tiêu hóa đều kèm theo đau bụng. Cơn đau có thể xảy ra ở vùng bụng trên, đau bụng bên trái. Ngoài ra cũng có khả năng đau ở nhiều chỗ khác, một số người có thể đau sau lưng. Ban đầu nhẹ, sau đó lan rộng và nặng hơn. Có thể đau âm ỉ hoặc đau bộc phát dữ dội. Đặc biệt là sau khi ăn đồ cay nóng, đồ chua hoặc bị ngộ độc thực phẩm. Đây chủ yếu là dấu hiệu rối loạn tiêu hóa ở người lớn.
Buồn nôn, nôn mửa, nô trớ
Nôn là hiện tượng đẩy ngược các chất trong dạ dày qua miệng do tác động gắng sức của cơ thể.
Với người lớn
Các nguyên nhân gây kích thích đường tiêu hóa sẽ khiến bệnh nhân có cảm giác buồn nôn, nôn mửa.

Với trẻ nhỏ
Nôn trớ xảy ra mỗi khi trẻ ăn no hoặc thay đổi tư thế đột ngột. Có đến 2/3 trẻ nhỏ đã gặp phải tình trạng nôn trớ trong những tháng đầu đời, gọi là nôn trớ sinh lý. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ thoái lui khi trẻ lớn hơn. Nhưng hiện nay nôn trớ có thể là biểu hiện của bệnh lý ở trẻ.
Để nhận biết trẻ bị nôn trớ sinh lý hay bệnh lý, cần căn cứ các dấu hiệu sau. Nếu bé dưới 6 tháng tuổi, sau khi bị trớ trẻ vẫn vui vẻ, lên cân tốt,… thì nhiều khả năng chỉ là trào ngược sinh lý. Nếu trẻ sau 1 tuổi, vẫn còn nôn trớ, chậm lên cân, gầy gò, sợ ăn, khò khè, viêm phổi tái phát nhiều lần… thì nhiều khả năng trào ngược đã trở thành bệnh lý. Đây có thể coi là một dấu hiệu rối loạn tiêu hóa.
Đại tiện bất thường, tiêu chảy – dấu hiệu rối loạn tiêu hóa
Rối loạn tiêu hóa là căn bệnh về đường ruột. Do vậy rối loạn đại tiên hay đại tiện bất thường là dấu hiệu đặc trưng của rối loạn tiêu hóa.
Đối với người lớn
Các dấu hiệu bao gồm: tiêu chảy, táo bón,…Bệnh nhân có thể bị táo bón nhiều hơn tiêu chảy hoặc ngược lại, hoặc cả hai thể táo bón và tiêu chảy xen kẽ thất thường.
- Tiêu chảy: đi ngoài ra phân lỏng, số lần đi nhiều hơn so với ngày thường
- Táo bón: thường đi ngoài ít hơn so với ngày thường
Nguyên nhân chủ yếu của dấu hiệu này là do rối loạn chức năng đào thải của hệ tiêu hóa. Tình trạng này kéo dài, đặc biệt là tiêu chảy sẽ khiến bệnh nhân mệt mỏi, suy nhược.
Còn đối với trẻ nhỏ
Khi trẻ đi tiểu ra phân lỏng như nước trên 3 lần/ngày thì được coi là tiêu chảy. Đây là một bệnh lý thông thường của trẻ. Nguyên nhân có thể do nhiễm virus gây bệnh đường ruột, do nhiễm ký sinh trùng hoặc vi khuẩn, do ăn phải thức ăn bị ôi thiu…
Nếu bị tiêu chảy kéo dài sẽ dẫn đến mất nước, mất điện giải trầm trọng. Điều này có thể dẫn tới tử vong nếu không được bù nước, bù điện giải kịp thời.
Chán ăn – dấu hiệu rối loạn tiêu hóa
Khi có các vấn đề về đường tiêu hóa, bệnh nhân thường có cảm giác đắng miệng, không muốn ăn uống gì. Từ đó cơ thể mất sức, mệt mỏi, uể oải.
Đối với trẻ, khi bị rối loạn tiêu hóa, trẻ thường kém ăn, lười ăn. Do hệ tiêu hóa hoạt động kém hiệu quả nên khả năng hấp thu và tiêu hóa kém.

Cách khắc phục dấu hiệu rối loạn tiêu hóa
- Thay đổi thói quen ăn uống hợp lý, lành mạnh. Ăn không quá no hoặc quá đói. Ăn chậm nhai kỹ
- Bổ sung lợi khuẩn bằng cách thêm sữa chua vào thực đơn hàng ngày. Bổ sung vitamin và khoáng chất để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể
- Sử dụng thực phẩm rõ nguồn gốc, hợp vệ sinh
- Không sử dụng đồ uống có cồn, có gas, thuốc lá
- Ăn nhiều rau xanh, trái cây và các thực phẩm dễ tiêu hóa
- Vận động, thể dục thể thao cũng là một cách giúp tăng hoạt động co bóp của đường ruột
- Uống nhiều nước và mỗi ngày phải uống đủ 2 lít nước
- Không nên tự ý mua thuốc khi có triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Nếu tình trạng kéo dài bạn nên đi khám bác sĩ để có cách điều trị hợp lý
- Sinh hoạt khoa học tránh căng thẳng. Vì căng thẳng thường làm cho các bệnh về đường ruột phát triển năng hơn.
Bệnh rối loạn tiêu hóa tuy không phải là một bệnh nguy hiểm. Nhưng tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến đời sống và sức khỏe của người bệnh. Thậm chí có thể dẫn đến những bệnh nguy hiểm khác. Vì thế, chúng ta nên nhận biết những dấu hiệu rối loạn tiêu hóa sớm để kịp thời điều trị, tránh để lại những hậu quả đáng tiếc xảy ra.
Nếu có thắc mắc, xin vui lòng liên hệ thuocnambavi hoặc để lại bình luận dưới bài.
Chúc bạn có sức khỏe thật tốt!