Đau Bụng Tiêu Chảy Là Bệnh Gì – Hướng Dẫn Trị Tiêu Chảy Tại Nhà

<

Dường như ai cũng đã từng bị triệu chứng đau bụng tiêu chảy. Nó khiến cơ thể mệt mỏi, khó chịu và làm người bệnh cảm thấy bất an. Làm thế nào để biết bạn có đang rơi vào triệu chứng của căn bệnh nghiêm trọng nào không? Hãy cùng thuocnambavi tìm hiểu xem đau bụng tiêu chảy là bệnh gì? Và các cách điều trị tiêu chảy tại nhà ở bài viết dưới đây.

Đau bụng tiêu chảy là bệnh gì?

Đau bụng là cơn đau mà bạn cảm thấy ở vùng giữa ngực và xương chậu. Những cơn đau thường như bị chuột rút, đau nhức, âm ỉ hoặc đau buốt. Tiêu chảy được đặc trưng bởi phân lỏng, có máu hoặc béo. Bạn có thể cảm thấy cần phải đi vệ sinh thường xuyên.

Đau bụng và tiêu chảy xảy ra cùng một lúc có thể do chứng khó tiêu, nhiễm vi-rút như cúm dạ dày hoặc bệnh đường ruột. Tuy nhiên, cũng có những lý do khác khiến bạn bị co thắt bụng hoặc tiêu chảy. Nên bạn cần biết nó nguyên nhân gây ra bệnh để lựa chọn phương pháp chữa trị kịp thời, hiệu quả.

Đau bụng tiêu chảy là bệnh gì?

Nguyên nhân dẫn đến đau bụng tiêu chảy

Khi thay đổi chế độ ăn uống, uống quá nhiều rượu hoặc là do ăn thức ăn khó tiêu. Bạn sẽ dễ bị đau do tiêu chảy.

Trong trường hợp đau bụng thường xuyên, liên tục hoặc dữ dội kèm theo tiêu chảy nặng và ra máu. Có thể đó là dấu hiệu của bệnh lý nghiêm trọng.

Một vài nguyên nhân có thể gây ra đau bụng và tiêu chảy có thể kể đến như:

  • Cảm cúm
  • Ngộ độc thực phẩm
  • Dị ứng thực phẩm
  • Hội chứng tiền kinh nguyệt
  • Hội chứng ruột kích thích (Một rối loạn phổ biến ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa)
  • Viêm túi thừa
  • Không dung nạp lactose, hoặc không có khả năng tiêu hóa lactose – một loại đường có trong sữa và một số sản phẩm từ sữa khác
  • Tắc ruột
  • Viêm ruột kết
  • Viêm ruột thừa
  • Ký sinh trùng như: giardiasis, amebiasis hoặc giun móc
  • Nhiễm vi khuẩn như: shigellosis hoặc E. coli
  • Dị ứng thuốc
  • Bệnh celiac
  • Bệnh Crohn
  • Bệnh xơ nang
  • Căng thẳng và lo lắng
Ngộ độc thực phẩm
Ngộ độc thực phẩm

Nguyên nhân gây đau bụng tiêu chảy cấp

Chứng khó tiêu, cảm cúm và ngộ độc thực phẩm là những nguyên nhân phổ biến gây ra đau bụng cấp và tiêu chảy. Trong những trường hợp này, các triệu chứng của bạn sẽ kéo dài dưới 4 ngày và thường thuyên giảm mà không cần đến cơ sở y tế để điều trị.

Các nguyên nhân khác

Các bệnh ảnh hưởng từ các cơ quan trong bụng của bạn cũng có thể gây ra đau do tiêu chảy. Các cơ quan trong bụng bao gồm: Ruột, thận, ruột thừa, lách, dạ dày, túi mật, gan, tuyến tụy.

Các bộ phận của đường tiêu hóa như dạ dày và ruột dễ gặp tình trạng rối loạn gây viêm. Khi hệ thống tiêu hóa của bạn bị viêm, bạn có thể bị đau quặn thắt hoặc đau bụng lâm râm kéo dài. Và các quá trình tiêu hóa sẽ không được diễn ra thuận lợi. Điều này thường dẫn đến đau bụng và tiêu chảy.

Đau bụng và tiêu chảy kéo dài hơn một tuần hoặc liên tục tái phát có thể là dấu hiệu của bệnh rối loạn tiêu hóa. Bạn cần đi gặp bác sĩ để nghe lời khuyên trực tiếp.

Hướng dẫn trị tiêu chảy tại nhà

Đối với những trường hợp đau bụng tiêu chảy nhẹ, trong thời gian ngắn. Bạn có thể áp dụng những cách dưới đây để điều trị tại nhà. Còn trường hợp nặng hơn, bạn nên đi đến cơ sở y tế để thăm khám kịp thời.

Bổ sung thêm nước

Tiêu chảy gây ra tình trạng mất nước. Khiến cơ thể dễ mất các chất điện giải như natri và clorua. Để giúp cơ thể nhanh phục hồi, điều cần thiết là bổ sung nước. Nếu không để tình trạng này trở nên nghiêm trọng sẽ có hại cho sức khỏe.

Mất nước có thể gây nguy hiểm ở trẻ em và người lớn tuổi. Vì vậy điều quan trọng là khuyến khích họ uống nước nếu họ đang bị tiêu chảy.

Người bệnh có thể tạo ra dung dịch bù nước bằng cách: pha 1 lít nước với nửa thìa cà phê muối và 6 thìa cà phê đường.

Việc tiêu thụ đường và muối với nước giúp ruột hấp thụ chất lỏng hiệu quả hơn. Giải pháp này giúp bù nước cho cơ thể sau cơn tiêu chảy hiệu quả hơn là chỉ uống mỗi nước.

Bổ sung thêm nước
Bổ sung thêm nước

Các thức uống khác cũng có thể có lợi. Ví dụ, đồ uống thể thao, nước bù điện giải có thể giúp bù nước cho cơ thể và phục hồi kali và natri. Nước ép trái cây cũng có thể giúp phục hồi kali.

Tránh những đồ uống dưới đây vì nó sẽ gây kích ứng đường tiêu hóa:

  • Đồ uống có chất caffeine
  • Rượu
  • Đồ uống có ga
  • Đồ uống rất nóng

Đau bụng tiêu chảy nên ăn gì?

Chế độ ăn dành cho người bệnh được chia thành nhiều bữa nhỏ ăn thường xuyên. Nó sẽ tốt hơn là ăn ba bữa lớn mỗi ngày khi đang bị tiêu chảy.

Bạn có thể tham khảo những thực phẩm tốt cho người bị tiêu chảy dưới đây:

  • Thực phẩm giàu pectin, chẳng hạn như trái cây.
  • Thực phẩm giàu kali, chẳng hạn như khoai tây và khoai lang.
  • Thực phẩm có chất điện giải, chẳng hạn như đồ uống thể thao.
  • Rau nấu chín, mềm.
  • Thực phẩm chứa lượng protein vừa phải.

Theo nghiên cứu, chế độ ăn lỏng trong 24 giờ đầu tiên khi bị tiêu chảy sẽ giúp ổn định hệ tiêu hóa. Điều này có thể bao gồm nước dùng mặn, cháo và đồ uống.

Áp dụng chế độ ăn kiêng này trong 24 giờ đầu tiên có thể ngăn ruột làm việc quá sức. Bạn sẽ không cảm nhận được những cơn đau nữa.

Những thực phẩm ăn vào là đau bụng tiêu chảy

Trong khi bị đau do tiêu chảy, bạn nên tránh các loại thực phẩm có thể gây kích ứng hoặc gây áp lực lên đường tiêu hóa, chẳng hạn như:

  • Thực phẩm giàu chất béo
  • Thức ăn nhiều dầu mỡ
  • Thức ăn cay
  • Thực phẩm có chứa chất làm ngọt nhân tạo
  • Thực phẩm có hàm lượng fructose cao

Bác sĩ cũng khuyên bạn nên tránh các sản phẩm từ sữa. Vì chúng có thể làm trầm trọng thêm tình trạng tiêu chảy ở một số người. Đặc biệt là những người không dung nạp lactose.

Uống men vi sinh

Probiotics là những vi sinh vật có thể có lợi cho hệ tiêu hóa. Chúng có thể hỗ trợ hoạt động của ruột và giúp chống lại nhiễm trùng.

Probiotics là vi khuẩn và nấm men sống trong một số loại sữa chua và thực phẩm lên men khác. Mọi người cũng có thể mua các chất bổ sung probiotic ở các cửa hàng y tế hoặc mua trực tuyến .

Men vi sinh probiotics
Men vi sinh probiotics

Năm 2010, các nhà nghiên cứu đã tiến hành một cuộc đánh giá có hệ thống lớn đối với 63 nghiên cứu về chế phẩm sinh học, với hơn 8.000 người tham gia.

Họ phát hiện ra rằng men vi sinh đã rút ngắn đáng kể thời gian hồi phục sau tiêu chảy. Họ cũng phát hiện ra rằng chế phẩm sinh học là an toàn, không có bất kỳ tác dụng phụ lớn nào.

Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) không quy định các chất bổ sung probiotic, vì vậy hãy đảm bảo mua chúng từ một nguồn uy tín và hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng.

Câu hỏi thường gặp

Đau bụng tiêu chảy là bệnh gì?

Đau bụng và tiêu chảy xảy ra cùng một lúc có thể do chứng khó tiêu, nhiễm vi-rút như cúm dạ dày hoặc bệnh đường ruột. Tuy nhiên, cũng có những lý do khác khiến bạn bị co thắt bụng hoặc tiêu chảy.

Đau bụng tiêu chảy nên ăn gì?

– Thực phẩm giàu pectin, chẳng hạn như trái cây.
– Thực phẩm giàu kali, chẳng hạn như khoai tây và khoai lang.
– Thực phẩm có chất điện giải, chẳng hạn như đồ uống thể thao.
– Rau nấu chín, mềm.
– Thực phẩm chứa lượng protein vừa phải.

Trên đây là những kiến thức mà thuocnambavi chia sẻ về đau bụng tiêu chảy và hướng dẫn điều trị tiêu chảy tại nhà. Hy vọng sau bài viết này bạn đọc nắm bắt được những thông tin hữu ích tìm ra phương pháp điều trị phù hợp. Chúc quý bạn đọc luôn có một sức khỏe tốt. Nếu có thắc mắc xin vui lòng để lại bình luận dưới bài viết.

Xin trân trọng cảm ơn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *