<
Chỉ số tiểu đường là gì? Chỉ số đường huyết bao nhiêu là nguy hiểm? Làm thế nào để kiểm soát chỉ số đường huyết? Và còn rất nhiều thắc mắc liên quan đến chỉ số đường huyết. thuocnambavi sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi này ở bài viết dưới đây.
Chỉ số tiểu đường là gì?
Đường huyết là nguồn năng lượng chính rất quan trọng trong cơ thể mỗi người. Nó được hấp thụ từ chính những thực phẩm chúng ta nạp vào cơ thể hằng ngày.
Chỉ số đường huyết chính là nồng độ glucose có trong máu. Đây cũng là thước đo để chúng ta biết mình có mắc bệnh tiểu đường hay không.
Chỉ số tiểu đường ở từng trường hợp khác nhau như thế nào?
Chỉ số đường huyết của mỗi người ở từng thời điểm lại có những sự biến đổi không giống nhau. Người bệnh có thể sử dụng máy đo tiểu đường tại nhà. Vừa đảm bảo chất lượng, lại đưa ra được những con số về nồng độ đường tốt nhất.
Sau đó, so sánh với bảng chỉ số đường huyết để có thể chẩn đoán tình trạng bệnh của mình. Chỉ số tiểu đường thường được đo bằng đơn vị mmol/l hoặc mg/dl.
Bảng chỉ số đường huyết có thể áp dụng:
Đối với các trường hợp tiểu đường tuýp 1, tiểu đường tuýp 2 hay tiểu đường thai kỳ sẽ có những cách thức nhận biết chỉ số đường huyết khác nhau:
1, Chỉ số của người bình thường
- Đo được khi đói là khoảng 70 mg/dl đến dưới 130 mg/dl (tức từ 4-7,2 mmol/l)
- Đo được sau bữa ăn là 130-180 mg/dl (tức từ 7,2-10 mmol/l)
- Đo được ở khoảng thời gian bất kỳ là dưới 140 mg/dl (tức 7,8mmol/l)
2, Chỉ số của người mắc bệnh tiểu đường type 1
- Đo được khi đói là khoảng 90 mg/dl đến 130 mg/dl (tức từ 5-7,2 mmol/l)
- Đo được sau bữa ăn là 162 mg/dl (tức 9 mmol/l)
- Đo được ở khoảng thời gian bất kỳ là dưới 110-150 mg/dl (tức 6-8,3mmol/l)
3, Chỉ số của người mắc bệnh tiểu đường type 2
- Đo được khi đói là khoảng 90 mg/dl đến 130 mg/dl (tức từ 5-7,2 mmol/l)
- Đo được sau bữa ăn là dưới 180 mg/dl (tức 10 mmol/l)
- Đo được ở khoảng thời gian bất kỳ là dưới 100-150 mg/dl (tức 6-8,3mmol/l)

4, Chỉ số của thai phụ trong thai kỳ
- Đo được khi đói là dưới 92 mg/dl (tức từ 5,1 mmol/l) nên duy trì ở mức dưới 95 mg/dl ( tức 5,3 mmol/l)
- Đo được sau bữa ăn là dưới 180 mg/dl (tức 10 mmol/l) nên duy trì ở mức dưới 140 mg/dl ( tức 7.8 mmol/l)
- Đo được ở khoảng thời gian bất kỳ là dưới 153 mg/dl (tức 8,5 mmol/l) nên duy trì ở mức dưới 120 mg/dl ( tức 6,7 mmol/l)
5, Chỉ số của thai phụ sau sinh
- Đo được khi đói là khoảng 100 mg/dl (tức 6 mmol/l)
- Đo được sau bữa ăn là dưới 150 mg/dl (tức 8,3 mmol/l)
- Đo được ở khoảng thời gian bất kỳ là dưới 160-180 mg/dl (tức 8,5-10 mmol/l)
Trên đây là những chỉ số đường huyết tiêu biểu và khoảng giá trị tương đối của mỗi trường hợp bệnh. Khi chỉ số của bản thân vượt quá các ngưỡng chỉ số này bạn cần đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ tư vấn tránh được những biến chứng của bệnh tiểu đường.
Chỉ số tiểu đường như nào là nguy hiểm?
Theo từng trường hợp thể trạng mỗi người sẽ có chỉ số đường huyết khác nhau. Nhưng một khi chỉ số tiểu đường tăng cao hay hạ xuống đột ngột đều nguy hiểm như nhau.
Con số cho việc chỉ số đường huyết tăng cao dao động trong khoảng 126 mg/l (tức 7 mmol/l) khi kiểm tra ở thời điểm cơ thể đang đói và hơn 180 mg/l (tức 10 mmol/l) ở thời điểm sau bữa ăn. Và chỉ số này hạ xuống đột ngột dưới 70mg/l (tức 3,9 mmol/l)khi đói.

Hạ đường huyết quá đột ngột có thể dẫn tới chóng mặt, buồn nôn, run rẩy,… ảnh hưởng đến chất lượng công việc và cuộc sống. Và khi tình trạng đường huyết giảm kéo dài sẽ dẫn đến những tình trạng nguy hiểm như co giật, bất tỉnh, thậm chí hôn mê và tử vong.
Chỉ số tiểu đường tăng cao là dấu hiệu bệnh gì?
Nó có thể là dấu hiệu của một số vấn đề như:
- Tăng lượng hoocmon quá mức dẫn tới hội chứng Cushing
- Là dấu hiệu của một số chủng gây nhiễm trùng
- Béo phì
Ngoài ra khi chỉ số đường huyết tăng như vậy, cũng có thể do dẫn đến những biến chứng của bệnh tiểu đường.
- Đối với bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 chỉ số này tăng dẫn đến căn bệnh mãn tính đó là đái tháo đường.
- Đối với một người bình thường đo được chỉ số này có thể là dấu hiệu của tiền đái tháo đường.
Chỉ số đường huyết tăng cao trong thời gian dài còn dẫn đến những tình trạng:
- Vết thương lâu lành
- Các dây thần kinh có thể bị phá hủy
- Ảnh hưởng đến các mô máu, mạch máu trong cơ thể
- Nhồi máu cơ tim và đột quỵ
Vì vậy, khi kiểm tra lượng đường trong máu có các chỉ số đặc biệt như vậy, có thể là cảnh báo nguy cơ các căn bệnh tiềm ẩn, cần thận trọng và có những can thiệp kịp thời tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra.

Làm thế nào để kiểm soát chỉ số tiểu đường?
Chỉ số đường huyết ở mức bình thường là mong muốn của rất nhiều người không chỉ riêng những người mắc bệnh. Vậy làm sao để có thể kiểm soát được chỉ số đường huyết?
Một số cách người bệnh có thể áp dụng để kiểm soát đường huyết:
- Áp dụng lối sống lành mạnh và có chế độ ăn uống khoa học chính là phương thuốc kiểm soát bệnh tật hiệu quả.
- Kiểm tra đường huyết đều đặn tốt nhất là ghi chép lại để thuận tiện kiểm soát.
- Giảm lượng chất béo và lượng đường trong tất cả các thực phẩm mà bạn sẽ nạp vào cơ thể.
- Cân đối các thành phần trong khẩu phần ăn, nên nạp thêm các thực phẩm có màu xanh và màu đỏ tươi giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả.

- Giảm mức tiêu thụ các thực phẩm đóng hộp và đóng gói sẵn.
- Sử dụng thuốc cần có sự tư vấn của các bác sĩ.
Câu hỏi thường gặp
Chữa tiểu đường bằng gì?
Người bệnh có thể trị tiểu đường không cần dùng thuốc nếu bệnh nhẹ. Nhưng thường ở giai đoạn sau, người bệnh nên dùng thuốc tiểu đường để hỗ trợ.
Người mắc bệnh tiểu đường nên ăn gì?
Người bệnh tiểu đường nên ăn thực phẩm dưới đây:
Trái cây, rau xanh, các loại củ quả như: khoai lang,…
Ngũ cốc hạt cho người tiểu đường
Cá và các loại hải sản
Các loại trái cây có múi
Đường cho người tiểu đường
Đến đây, thuocnambavi đã giúp bạn tìm hiểu về chỉ số tiểu đường và những cách kiểm soát chỉ số tiểu đường dễ dàng. Hi vọng bài viết hữu ích với bạn. Nếu có thắc mắc xin vui lòng để lại bình luận dưới bài viết.
Xin trân trọng cảm ơn!