Các Bước Cơ Bản Để Sử Dụng Máy Đo Tiểu Đường

<

Hiện nay, bệnh tiểu đường ngày càng trở nên phổ biến đối với người lớn tuổi. Vậy nên việc kiểm tra lượng đường huyết trong máu thường xuyên là cực kỳ quan trọng đối với bệnh nhân mắc tiểu đường. Tuy nhiên, đo bằng cách nào? Đo như thế nào mới đúng? Hãy cùng thuocnambavi tìm hiểu các bước cơ bản để sử dụng máy đo tiểu đường trong bài viết dưới đây nhé!

Máy đo tiểu đường là gì?

Máy đo tiểu đường (hay máy đo đường huyết) là một thiết bị đo lường lượng đường trong máu.

Máy đo đường huyết

Nó có thể đo lường một cách nhanh chóng và chính xác lượng đường trong máu cơ thể bệnh nhân tại một thời điểm. Từ đó, đưa ra kết quả cụ thể cho bệnh nhân. Giúp bệnh nhân theo dõi tình trạng bệnh kịp thời và nhanh chóng.

Theo các chuyên gia, bệnh nhân mắc tiểu đường cần thường xuyên theo dõi lượng đường huyết ở nhà. Điều này giúp cho bệnh nhân biết được tình trạng bệnh sớm hơn.

Trường hợp lượng đường trong máu tăng bất thường cũng sẽ được phát hiện kịp thời. Từ đó tránh được những hậu quả đáng tiếc về sau.

Các bước cơ bản sử dụng máy đo tiểu đường

Nếu sử dụng máy đo đường huyết quan trọng như vậy thì đo như thế nào là chính xác nhất? Đây hẳn là băn khoăn của rất nhiều bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường.

Các bước cơ bản để sử dụng máy đo đường huyết
Các bước cơ bản để sử dụng máy đo đường huyết

Sau đây chúng tôi sẽ cung cấp các bước giúp bạn đo lường đường trong máu một cách hiệu quả nhất!

Bước 1: Chọn vị trí lấy mẫu máu

Đây là bước đầu tiên để thực hiện việc đo đường huyết. Tưởng chừng như đơn giản nhưng khá nhiều bệnh nhân lại sai lầm ngay từ bước này.

Đầu tiên, bệnh nhân cần rửa sạch tay bằng cồn hoặc xà bông để đảm bảo loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn.

Hãy chọn lấy máu ở phần ngón tay. Bởi máu ở đầu ngón tay là máu lưu thông nhanh nhất. Vì vậy khiến cho lượng đường trong máu khi đo cũng chính xác nhất.

Chọn lấy máu ở đầu ngón tay
Chọn lấy máu ở đầu ngón tay

Bước 2: Lau tay khô trước khi sử dụng máy đo tiểu đường

Sau khi đã rửa tay bằng cồn hoặc xà phòng. Bệnh nhân chú ý cần lau thật sạch nước đọng lại trên bàn tay.

Bởi nếu không, lượng nước còn sót lại sẽ hòa tan vào mẫu máu. Khiến cho kết quả kiểm tra không còn chính xác.

Bước 3: Lấy que thử

Mỗi lần sử dụng, bệnh nhân cần một que thử.

Tuy nhiên, các que thử này lại rất nhạy cảm với không khí. Nếu để tiếp xúc lâu sẽ khiến cho que thử bị tác động và độ chính xác không còn cao.

Vậy nên sau khi lấy que thử khỏi lọ, hãy sử dụng luôn. Và đóng lọ lại thật chặt để các que thử còn lại tránh tiếp xúc nhiều với không khí.

Bước 4: Cắm que thử vào đầu máy đo tiểu đường

Sau khi lấy que thử, hãy cắm vào đầu của máy đo đường huyết. Khi đó máy sẽ tự khởi động.

Mẫu thử sẽ có một mẫu code trùng với mẫu code của máy. Trong trường hợp khác nhau. Hãy nhanh chóng liên hệ với nhà sản xuất để được khắc phục. Đừng cố gắng đo nó, sẽ không đem lại kết quả chính xác đâu.

Bước 5: Gắn kim lấy máu vào bút lấy máu

Bước tiếp theo bệnh nhân hãy vệ sinh sạch sẽ kim lấy máu. Sau đó hãy gắn chúng vào bút lấy máu.

Nếu muốn đổi kim, hãy vặn ngược lại theo chiều kim đồng hồ. Khi ấy kim sẽ tự động tháo ra.

Bước 6: Tùy chỉnh độ nông sâu của kim

Để điều chỉnh độ tương thích của kim với da. Người bệnh chỉ cần xoay nắp bút để điều chỉnh. Khi thấy phù hợp thì dừng lại.

Bước 7: Bấm nắp bút máy đo tiểu đường

Sau khi đã điều chỉnh độ phù hợp của kim. Hãy thả lỏng bàn tay một chút. Điều này giúp cho máu ở ngón tay được lưu thông nhanh hơn. Sau đó bấm nắp bút vào để lấy mẫu máu.

Bước 8: Nặn ép máu, đưa vào que thử trên máy đo đường huyết

Đưa máu vào que thử
Đưa máu vào que thử

Sau khi bấm nắp bút, máu sẽ chảy ra. Người bệnh hãy nặn một lượng máu vừa đủ bằng hạt đậu để đưa vào que thử trên máy đo đường huyết.

Bước 9: Đọc kết quả

Đây chắc chắn là bước quan trọng nhất đối với bệnh nhân tiểu đường. Sau khi đưa máu vào que thử. Khoảng 5-10 giây sau máy đo tiểu đường sẽ hiển thị kết quả.

Kết quả có thể được tính bằng mmol/l hoặc mg/dl tùy vào từng loại máy khác nhau. Sẽ có ba loại kết quả mà bệnh nhân cần lưu ý như sau:

  • Nếu chỉ số <6.1 mmol/l (110 mg/dl) thì mức độ đường trong máu của bạn hoàn toàn bình thường.
  • Nếu kết quả từ 6.1 – 7.0 mmol/l (126 mg/dl). Tức bạn nằm trong trường hợp rối loạn đường huyết. Bệnh nhân cần kiểm soát lại chế độ ăn của mình một cách phù  hợp hơn.
  • Nếu chỉ số >7.8 mmol/l (140 mg/dl) thì tức là lượng đường trong máu bạn đang cao, cần đến bệnh viện điều trị. Và kết hợp với đó là cải thiện một lối sống lành mạnh hơn.

Một số lưu ý khi sử dụng máy đo tiểu đường

Lưu ý khi sử dụng máy
Lưu ý khi sử dụng máy
  • Sau khi đo xong, gỡ kim lấy máu và bỏ luôn vào thùng rác.
  • Không lấy máu xong rồi mới gắn vào máy đo mà cần gắn que lấy máu vào máy đo tiểu đường trước.
  • Cần xin một bảng chỉ số đường huyết chính xác từ bác sĩ chuyên khoa. Điều này giúp bạn có thể tra kết quả một cách chính xác nhất
  • Chỉ thử máu vào lúc đói hoặc sau khi ăn khoảng 2 tiếng (với người bình thường).
  • Với người tiểu đường, ngoài hai khung giờ trên thì có thể thử vào lúc trước hoặc sau khi tập thể dục. Điều này giúp điều chỉnh chế độ ăn phù hợp. Từ đó kiểm soát được lượng đường trong máu.

Câu hỏi thường gặp

Bệnh tiểu đường có chữa được không?

Bệnh tiểu đường có chữa được không?” – Theo các bác sĩ và chuyên gia, để bệnh tiểu đường chữa được. Nhưng để hoàn toàn khỏi thì không có khả năng.

Chữa tiểu đường bằng gì?

Người bệnh có thể trị tiểu đường không cần dùng thuốc nếu bệnh nhẹ. Nhưng thường ở giai đoạn sau, người bệnh nên dùng thuốc tiểu đường để hỗ trợ.

Trên đây là hướng dẫn của thuocnambavi về các bước cơ bản để sử dụng máy đo tiểu đường. Mong rằng những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp ích cho các bạn. Nếu có thắc mắc xin vui lòng để lại bình luận phía dưới bài viết.

Xin trân trọng cảm ơn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *