Bệnh tiểu đường dường như không có 1 chứng minh nào về sự di truyền. Tuy nhiên, rõ ràng, một vài người sinh ra dễ bị mắc bệnh hơn những người khác. Đầu tiên để biết rằng:”Bệnh tiểu đường có di truyền không?” Hãy cùng thuocnambavi đi tìm câu trả lời qua bài viết sau đây!
Phân loại bệnh tiểu đường
Do những nguyên nhân khác nhau, bệnh nhân sẽ mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 và tiểu đường tuýp 2. Nhưng có hai nguyên nhân được nhắc đến là sự tác động từ môi trường và yếu tố di truyền.
Bệnh tiểu đường tuýp 1
Trong hầu hết các trường hợp mắc bệnh tiểu đường tuýp 1, người đó sẽ có nguy cơ di truyền từ cả bố và mẹ. Yếu tố di truyền thường xuất hiện ở người da trắng. Vì người da trắng có tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 cao nhất.

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường tuýp 1
Có nhiều nguyên nhân gây ảnh hưởng tới bệnh tiểu đường tuýp 1
Yếu tố môi trường
Theo các nghiên cứu về yếu tố môi trường với sự khởi phát bệnh tiểu đường tuýp 1. Một yếu tố đó là thời tiết lạnh được các nhà khoa học đưa ra.
Bệnh tiểu đường tuýp 1 xuất hiện vào mùa đông nhiều hơn vào mùa hè và xuất hiện nhiều ở nơi có khí hậu lạnh.
Yếu tố virus
Virus cũng là một nhân tố môi trường dẫn tới bị bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, đây chỉ là yếu tố nhỏ gây bệnh đối với đa số những người bị mắc bệnh tiểu đường.
Yếu tố sữa mẹ
Ngoài ra, thời gian bú sữa mẹ cũng là một trong những nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 1. Bệnh tiểu đường tuýp 1 ít phổ biến hơn ở những người chỉ bú sữa mẹ trong 6 tháng đầu.
Những đứa bé ăn dặm sớm tầm sau 4 tháng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cũng như béo phì cao hơn những người khác.
Sự phát triển bệnh tiểu đường tuýp 1 ở một số người dường như diễn ra từ từ trong nhiều năm và phát triển chậm rãi.
Trong các nghiên cứu theo dõi những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 1, nghiên cứu cho thấy trong cơ thể họ có tồn tại một số tự kháng thể trong máu trong nhiều năm trước đó protein được gọi là “tự kháng thể” sẽ nhầm lẫn, sau đó tự tấn công và phá hủy tế bào.
Bệnh tiểu đường tuýp 2
Bệnh tiểu đường tuýp 2 có mối liên hệ chặt chẽ về sự di truyền hơn so với tuýp 1. Các nghiên cứu về những cặp song sinh là những chứng minh về sự khởi phát này.

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường tuýp 2
Tuy nhiên, khi mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 thì còn phụ thuộc vào các yếu tố như môi trường như ăn uống, vận động, sinh hoạt hằng ngày… Những yếu tố này có xu hướng phụ thuộc vào lối sống và cách sinh hoạt của gia đình.
Vì thế, đối với người bệnh mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, chúng ta sẽ rất khó để tìm ra nguyên nhân xuất phát từ yếu sinh hoạt sống hay do nguyên nhân di truyền.
Nhiều khả năng, bệnh tiểu đường xuất phát từ cả hai yếu tố nêu trên. Tuy nhiên, những yếu tố nguy cơ này có thể được cải thiện bằng nhiều phương pháp khác nhau hằng ngày.
Liệu rằng bệnh tiểu đường có di truyền hay không?
Căn cứ vào mức độ của người bệnh, mà đáng giá bệnh tiểu đường có di truyền hay không? Khi người bệnh mắc tiểu đường tuýp 1 hay tuýp 2.
Bị bệnh tiểu đường tuýp 1 có di truyền hay không?
Câu trả lời là có.
- Nếu bố mẹ đều có tiền sử bệnh thì khả năng di truyền cho con sẽ là khoảng 30%.
- Nếu gia đình chỉ bố bị tiểu đường thì khả năng con cũng bị là khoảng 6%.
- Còn chỉ duy nhất mẹ thì tỷ lệ di truyền thay đổi là 4% và 1% khi người phụ nữ đó đã trên 25 tuổi.
Bị bệnh tiểu đường tuýp 2 có di truyền hay không?
Về vấn đề di truyền ở người bệnh tiểu đường tuýp 2 có hay không? Câu trả lời cũng là có.
Theo nghiên cứu của hiệp hội về bệnh tiểu đường Hoa Kỳ đã có cuộc nghiên cứu riêng để tìm hiểu về nó. Với những con số thống kê của tổ chức trên. Người bệnh nhận thấy tỷ lệ di truyền ở tuýp 2 cao hơn so với các yếu tố bên ngoài:
- Nếu bị tiểu đường tuýp 2 trước 50 tuổi thì nguy cơ con cái bị tiểu đường là 14% và 7,7% và sau 50 tuổi sẽ bị mắc bệnh.
- Nếu cả bố và mẹ đều bị tiểu đường tuýp 2 thì tỉ lệ này lên trên 50% số trẻ có nguy cơ bị mắc bệnh.
- Chỉ cha hoặc mẹ bị mắc tiểu đường tuýp 2 và người con đó hơn 50 tuổi thì con sẽ có tỷ lệ mắc bệnh là 14%.
- Chỉ cha hoặc mẹ bị mắc tiểu đường tuýp 2 và 2 người trên 50 tuổi thì người con có tỷ lệ mắc bệnh là 7,7%
Tuy vậy, những tỷ lệ này đều có thể thay đổi do các yếu tố tác động bên ngoài và môi trường sống. Thực hiện 1 lối sinh hoạt tốt sẽ làm giảm thiểu đáng kể nguy cơ bị bệnh. Còn không sẽ làm gia tăng nguy cơ đột biến gen và mắc bệnh tiểu đường nhiều hơn.
Việc cân bằng hàm lượng glucose trong người có ảnh hưởng đến việc di truyền và liên quan tới:
- Hấp thụ sự sản xuất glucose
- Điều tiết số lượng sự sản sinh hợp chất insulin
- Độ nhạy cảm của cơ thể đối với nồng độ hợp chất glucose
- Sự điều hòa nồng độ insulin trong người
Các biện pháp để phòng tránh bệnh tiểu đường
Hiện nay, chưa có vắc xin hay phương pháp phòng bệnh tiểu đường do di truyền nào cả. Nhưng tỷ lệ này có thể giảm xuống ở mức tối đa với một lối sống an toàn, lành mạnh.
- Có một chế độ luyện tập và tập thể dục thường xuyên.
- Thực hiện chế độ ăn uống ít mỡ, hạn chế sử dụng đường, rượu, bia, thuốc lá…
- Ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi vì các thực phẩm này chứa hàm lượng chất xơ nhiều.
- Giữ cân nặng ở mức độ vừa phải, tránh cho cơ thể bị thừa cân, béo phì.
- Giảm căng thẳng, stress một cách tối đa.
- Đi khám bệnh định kỳ để phát hiện cũng như xử lý bệnh sớm nhất có thể.

Nói chung, đây không phải là bệnh truyền nhiễm mà là một bệnh có tính chất di truyền. Nhưng đừng quá lo lắng bởi tỉ lệ di truyền của căn bệnh này được nghiên cứu là khá thấp. Ngoài ra, việc hạn chế di truyền của bệnh từ đời này qua đời khác là điều có thể được.
Câu hỏi thường gặp
Thuốc chữa tiểu đường có những loại nào?
Bạn có thể sử dụng thuốc tiểu đường Đông Y hoặc Tây Y theo kê đơn của bác sĩ.
Bệnh tiểu đường có lây không? Có di truyền không?
Bệnh tiểu đường không lây nhưng có yếu tố nguy cơ do di truyền.